Nhận biết nước mắm giả qua độ đạm, mùi vị, hình thức

Để nhận biết nước mắm giả thật sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mà hiện nay trên thị trường tràn lan các loại nước mắm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Phân biệt nước mắm thật và giả là điều kiện cần cho các bà nội trợ để chọn nước mắm an toàn, chất lượng cho cả gia đình

1. Màu sắc

Cách nhận biết nước mắm giả đơn giản đầu tiên đó là dựa vào màu sắc. Người tiêu dùng có thể đưa chai mắm và soi ra ngoài ánh sáng, sau đó dốc ngược chai xuống. Nếu thấy nước trong thì ổn, nếu thấy có cặn xuất hiện thì tuyệt đối không nên mua. Nước mắm trong chai màu vàng là loại tốt. Tuy nhiên, màu vàng sẽ bị sẫm lại so với lúc mới mua, vì sau khi dùng một thời gian, màu sắc sẫm đi là dấu hiệu tự nhiên của nước mắm truyền thống.

>>> Dành cho bạn: Vì sao nước mắm bị đổi màu và cách khắc phục

2. Độ đạm

Hàm lượng đạm là thông tin phản ánh chất lượng của nước mắm luôn nằm trên bao bì của sản phẩm. Đây cũng là một mẹo nhanh chóng giúp phân biệt nước mắm thật – giả. Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) có 4 loại sau: Độ đạm lớn hơn 30No là loại đặc biệt, độ đạm lớn hơn 25No là loại thượng hạng, độ đạm lớn hơn 15No là loại hạng 1, độ đạm lớn hơn 10No là loại hạng 2. Như vậy, độ đạm càng cao thì càng quyết định chất lượng của mắm.

Nước mắm truyền thống được thủy phân từ cá, phơi nắng để không khí xúc tiếp, sử dụng men tiêu hóa có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, chuyển protein trong thịt thành đạm dễ hấp thụ. Độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất sản xuất theo phương pháp truyền thống từ 30 đến 40 độ, đôi khi đạt đến 43-45 độ (rất hiếm). Loại nước mắm cao đạm tự nhiên thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và đậm đà.

nhận biệt nước mắm giả

Phân biệt nước mắm giả bằng độ đạm

3. Mùi vị

Thông thường, nước mắm ngon thì sẽ mang một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hòa và bùi bùi. Nếm thử mà thấy mặn chát một cách không được thoải mái ở đầu lưỡi thì có khả năng là do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.

Chính vì được sử dụng quá phổ biến với lượng nhiều nên thị trường nước mắm đang có tới hàng trăm loại khác nhau bày bán, nhưng chất lượng lại bị thả nổi. Nước mắm thật mà ướp thịt thì khi nấu thịt săn lại và có mùi thơm của nước mắm.

4. Hình thức

Hàng thật, ngày sản xuất và hạn sử dụng thường được dập nối ở phần trên của thân chai, trong khi với hàng giả, các thông tin này lại chỉ được in trên giấy giới thiệu sản phẩm được dán trên thân chai. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của nước mắm giả.

Bên cạnh đó, tâm lý nhiều người dân khi vào chợ thì muốn mua nhanh, mua rẻ nên mua ngay ở cổng chợ và đã mua phải nước mắm đểu. Thông thường, nước mắm ngon sẽ có mùi vị thơm nhẹ đặc trưng và cảm thấy mặn chát.

5. Một số lưu ý khác

Ở nước ta, nước mắm được làm từ nhiều loại cá như cá cơm, cá thu, cá linh, cá đối,… Theo phương pháp truyền thống, sản xuất nước mắm sẽ được lên men cá, muối và nước trong điều kiện bắt buộc, ngoài ra còn có thêm đường, chất bảo quản và màu tự nhiên. Trên thật sự, độ đạm sẽ quyết định giá thành của chai nước mắm, độ đạm càng cao, giá càng đắt.

Do vậy, một số nhà sản xuất cố tình ghi thông tin độ đạm ở góc khuất, khó nhìn hoặc dùng cỡ chữ nhỏ, khó đọc. Chính vì vậy, người tiêu dùng cần phải xem kỹ thành phần trên nhãn trước khi bị thu hút bởi bao bì bắt mắt, sặc sỡ…

Thông tin tiếp theo người tiêu dùng cần quan tâm là tên, địa chỉ của doanh nghiệp, nơi sản xuất… Không nên mua các loại nước mắm trôi nổi, không xuất xứ, tuy giá rẻ hơn, thậm chí chưa bằng 1/2 giá của hãng uy tín nhưng lại tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Hiện nay, trước khi xóa bỏ và ngăn chặn được hàng hóa kém chất lượng, các cơ quan chức năng chỉ biết khuyên người tiêu dùng nên cảnh giác, biết lựa chọn hàng tốt để phòng tránh nguy cơ. Trước khi tìm ra được biện pháp hiệu quả, người tiêu dùng phải tự truyền nhau cách so sánh, phân biệt để lựa chọn hàng tốt. Nước mắm giả và thật không khó nhận biết như nhiều người tiêu dùng vẫn nghĩ.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục