Nước mắm lú là gì và được sản xuất như thế nào?

Nước mắm lú là nước mắm cốt được sản xuất từ cá cơm hay cá nục, thường có màu vàng rơm hay màu nâu đỏ…. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này để biết được nước mắm lú là gì?

Nhắc đến nước mắm lú, người ta nhớ ngay đến loại nước mắm khi để từ một năm trở lên thì dần dần trở nên sậm màu. Lúc này, mùi nước mắm trở nên dịu hơn chứ không thơm nồng như lúc ban đầu và vị mặn giảm dần, vị ngọt hậu tăng lên. Nhưng khi để lâu năm quá đến độ quên đi “lú lẫn” thì lúc này nước mắm có màu cánh gián và mùi vị lúc cũng chẳng còn thơm mà bốc lên một mùi khăn khẳn, nước thì hơi kẹo lại.

Trong truyền thống văn hóa Việt, nước mắm được xem là một loại gia vị “quốc hồn quốc túy”, nên mâm cơm nào cũng cần phải có chén nước mắm mới gọi là đủ đầy, tròn vị. Vì thế, nếu chịu khó quan sát, chúng ta sẽ nhìn thấy hầu như bữa cơm nào của người Việt cũng có sự hiện diện của chén nước mắm. Nước mắm lú – đặc sản nước mắm Bình Thuận cũng là một loại nước mắm được số ít người tiêu dùng ưa chuộng, sử dụng để chế biến hoặc dùng chấm trực tiếp trong những bữa cơm gia đình. Nếu nước mắm lú được làm từ cá cơm thì có khác biệt gì so với nước mắm Phú Quốc?

1. Nguyên liệu làm nên nước mắm lú

Hàng năm, cứ vào vụ chính của nghề đánh bắt cá, những mẻ cá cơm có chất lượng tốt nhất – cá cơm béo nhất được phân loại để ủ chượp riêng nhằm tạo ra dòng nước mắm thượng hạng, có độ đạm cao. Trải qua quy trình ủ chượp truyền thống trong suốt thời gian từ 12 – 15 tháng, nước mắm cốt được rút ra từ lượt đầu tiên, được chiết xuất vào trong các chai hoặc chum sành, đậy kín và cho hạ thổ trong lòng đất.

nước mắm lú

Không riêng Bình Thuận, Phú Quốc cũng có nước mắm lú

Thời gian hạ thổ thường kéo dài từ 2 năm trở lên, thậm trí lên tới đơn vị chục năm, sau đó được chiết vào các chai nhỏ, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ mát để dùng dần. Nước mắm lú thành phẩm thường có độ mặn đã nhạt đi rất nhiều và không còn mùi đặc trưng của mắm, tuy nhiên về giá trị dinh dưỡng thì lại tăng lên do quá trình chuyển hóa tự nhiên các chất trong mắm.

Nước mắm lú không chỉ là đặc sản của nước mắm Bình Thuận, mà tại Phú Quốc cũng có loại nước mắm này. Nhớ rằng làm mắm ở Phú Quốc thì có những nhà thùng to mười mấy người ôm.

2. Công dụng của nước mắm lú

Nước mắm lú có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe người dùng. Đặc biệt, nước mắm lú rất thích hợp cho người dùng là trẻ nhỏ, người suy dinh dưỡng, người cao tuổi, người có thể trạng yếu. Do trong quá trình hạ thổ, các chất đạm trong nước mắm đã chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ có ích cho cơ thể. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nước mắm lú lâu năm còn có tác dụng trong việc chữa ho, chữa nấc co thắt, thanh giọng long đờm, làm nóng cơ thể cho những người đi biển.

Nước mắm lú chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu sản phẩm của các nhà sản xuất nước mắm lớn tại Phú Quốc do mục đích sản xuất ra là để tự tiêu dùng và biếu tặng cho những vị khách rất đặc biệt của gia chủ, do vậy trên thị trường người tiêu dùng hiếm gặp loại sản phẩm này.

Trong thời gian trở lại đây, người tiêu dùng đã bắt đầu quan tâm và tìm hiểu về loại nước mắm này, tuy nhiên số lượng sản xuất loại nước mắm này từ các nhà thùng cũng rất hạn chế bởi chi phí sản xuất lớn và rất kén chọn người tiêu dùng. Thông thường khách hàng của dòng sản phẩm này là những người có quan tâm, am hiểu về nghề làm mắm Phan Thiết hoặc thích tìm đến tiêu dùng một sản phẩm truyền thống đặc sắc có lợi ích tốt cho sức khỏe của người thân, nhất là đối tượng trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Bài viết này cung cấp cho độc giả các thông tin về nước mắm lú – đặc sản nước mắm quý hiếm của Bình Thuận. Qua bài viết này, hy vọng các bạn đã hiểu hơn về lý do nước mắm lú không có mặt thường trực trên thị trường gia vị.

>>> Xem thêm:

>>> Nguồn tham khảo: https://giavichinsu.com/nuoc-mam-lu-la-gi.html

Bài cùng chuyên mục