Thị trường nước mắm hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh giành thị phần đang trở nên gay gắt khi các hãng nước mắm truyền thống tiến hành thay đổi mẫu mã, khẩu vị, trong khi thương hiệu lớn tiếp tục gia tăng đầu tư.
Thị trường nước mắm hiện nay đang diễn ra nhiều cuộc đối đầu, dẫn tới phân chia 2 phe rõ rệt là nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống. Trong giai đoạn trước năm 2002, trên thị trường chỉ tồn tại khái niệm nước mắm truyền thống với 2 thành phần chính là cá và muối. Sau giai đoạn đó, nnước mắm được sản xuất trên dây chuyền công nghiệp lại có thành phần cá ít hơn, đồng thời pha chế thêm một số phụ gia cần thiết.
Nước mắm truyền thống đang kiệt quệ
Là doanh nghiệp tiên phong, với thương hiệu nước mắm Phú Quốc – Knorr, Unilever là doanh nghiệp đầu tiên tiến hành định hình sản xuất và kinh doanh nước mắm theo hướng dây chuyền công nghiệp. Tuy nhiên do định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp nên mức giá khá cao. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nước mắm mang thương hiệu này chưa tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường.
Đến thời điểm năm 2007 khi các nhãn hàng nước mắm đóng chai của Công ty Masan Consumer ra đời, cuộc chiến mới thực sự bắt đầu. Bước ra thị trường nước mắm với 2 thương hiệu là nước mắm Nam Ngư và Chin-su, Masan không chỉ lật đổ vị trí số một của Phú Quốc – Knorr mà còn tạo nên một làn sóng trên thị trường khi thị phần gia tăng nhanh chóng nhờ chất lượng cùng quy trình sản xuất nước mắm, lợi thế về giá thành hợp lý.
Thị trường nước mắm hiện nay và cuố chiến vì người tiêu dùng
Một điển hình khác là Công ty Acecook với đầy đủ nguồn lực từ công nghệ, tài chính, sự am hiểu thị trường, hệ thống phân phối, vào đầu năm 2010 cũng quyết định “tham chiến” thị trường với nhãn hàng nước mắm Đệ Nhất.
Tuy nhiên trong thị trường nước mắm hiện nay không phải doanh nghiệp nào đầu tư sản xuất nước mắm cũng gặt hái thành công. Dẫn chứng là từ khi tham gia thị trường đến nay chưa năm nào Ngọc Nghĩa có lãi, thậm chí còn liên tục thua lỗ quá mức dự kiến, từ hàng chục tỷ đến 200 tỷ đồng mỗi năm.
Mục lục
1. Sự khẳng định mạnh mẽ của nước mắm công nghiệp
Thị trường nước mắm hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thương hiệu lớn cũng khiến nước mắm truyền thống – đa số hoạt động gần như điêu đứng trong suốt nhiều năm nay. Song hành với sự ra đời của nước mắm công nghiệp, hiện chỉ có một số doanh nghiệp lớn sản xuất theo công thức truyền thống còn tồn tại được ở Phan Thiết (Bình Thuận), Nha Trang (Khánh Hòa), Cát Hải (Hải Phòng)…, còn những cơ sở nhỏ chủ yếu bán nguyên liệu hoặc bán sỉ theo thùng nên doanh thu không cao. Tuy nhiên, khi thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, thích ăn nước mắm pha thêm nhiều gia vị. Các doanh nghiệp nhỏ khó lòng mà cạnh tranh với các thương hiệu lớn.
Một sự thật điển hình là Công ty Liên Thành – doanh nghiệp sản xuất nước mắm ra đời cách đây hơn 100 năm cũng buộc phải đầu tư dây chuyền, xây dựng lại hệ thống phân phối và cải tiến bao bì, hệ thống nhận diện. Tuy nhiên đơn vị này cũng tỏ ra hụt hơi bởi chi phí quảng cáo quá lớn. Thêm nữa những nhân sự giỏi cũng rời bỏ công ty để đầu quân cho đối thủ.
Theo ông Phạm Ngọc Dũng, chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nước mắm: “Hiện nay, không có một văn bản nào của Nhà nước có cụm từ nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp, mà chỉ có tiêu chuẩn chung là nước mắm phải đạt 10 độ đạm, còn dưới 10 độ đạm thì gọi là nước chấm. Cũng theo cách hiểu của nhiều người, “nước mắm truyền thống” là nước mắm chỉ có cá, muối và nước, còn có chất phụ gia thì gọi là nước mắm công nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất nước mắm hiện nay, có cả nước mắm Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết đều sử dụng chất điều vị để gia giảm khẩu vị, bởi nước mắm nguyên chất là nước mắm thô, có độ mặn cao, không tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng về lâu dài.”
Riêng chất phụ gia, ông Dũng lưu ý, phụ gia không phải hóa chất mà là gia vị được dùng với liều lượng cho phép để mang lại hương vị cho thực phẩm và đảm bảo sức khỏe cho người dùng. Với liều lượng cho phép và nguồn phụ gia đảm bảo thì các chất phụ gia sẽ giúp làm tăng chất lượng chứ không làm mất bản chất của sản phẩm.
2. Các doanh nghiệp đang cạnh tranh nhau gay gắt để cho ra nước mắm chất lượng phuc vụ người dùng
Theo thống kê từ Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen, từ nay đến năm 2022, mỗi năm, ngành hàng gia vị Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng trong khoảng từ 25-32% mỗi năm và nước mắm sẽ là mặt hàng có mức cạnh tranh cao nhất. Vì vậy thị trường nước mắm hiện nay và trong thời gian tới có thể sẽ tiếp tục có nhiều biến động.
>>> Xem thêm: