TOP 10 thói quen ăn uống lành mạnh ai cũng nên biết

Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học là yếu tố quan trọng để phòng ngừa nhiều nguy cơ bệnh tật, giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn. Nhờ vậy mà chất lượng cuộc sống cũng ngày càng nâng cao. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn 5 KHÔNG – 5 NÊN để thay đổi thói quen ăn uống tốt cho sức khỏe. 

1. Không bỏ bữa ăn

Nhiều người có thói quen ăn uống không đủ bữa, thường là vì phải vội đi làm, không kịp chuẩn bị hoặc mua đồ ăn. Việc bỏ bữa ăn như vậy khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như viêm loét dạ dày, hạ đường huyết, táo bón, mất ngủ, ghi nhớ kém. Không chỉ vậy, không ăn đủ bữa thường xuyên còn gây giảm sự tập trung, cơ thể mệt mỏi, làm việc kém năng suất và hiệu quả.

Do đó, bạn nên ăn đủ 3 bữa chính/ngày, kèm thêm các bữa phụ xen kẽ với trái cây, sữa chua, ngũ cốc,…để bổ sung đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn đúng giờ cũng rất quan trọng. Một gợi ý về mốc thời gian các bữa ăn mà bạn có thể tham khảo là bữa sáng (6 giờ – 9 giờ 45 phút), bữa trưa (12 giờ 30 phút – 1 giờ chiều), bữa tối (18 giờ – 18 giờ 30 phút).

thói quen ăn uống

Ăn đủ bữa giúp bạn nạp đủ dưỡng chất và trở nên khỏe mạnh hơn

2. Không ăn quá mặn

Ăn mặn là thói quen ăn uống mà không ít người Việt mắc phải, khi mà trong mỗi bữa cơm đều kèm theo một bát nước mắm thật cay và mặn hoặc dùng nhiều muối khi nêm nếm thức ăn. Đây là những lý do mà lượng muối tiêu thụ của người Việt cao gấp đôi so với khuyến cáo, ở mức 9,4g/người/ngày (khuyến cáo của WHO là 5g muối/người/ngày). Ăn quá nhiều muối làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh thận và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vì thế, Bộ Y tế đã phát động thông điệp kêu gọi người dân ăn giảm mặn và nâng cao nhận thức về tác hại khi tiêu thụ quá nhiều muối để bảo vệ sức khỏe.

Hưởng ứng thông điệp từ Bộ Y tế, sản phẩm nước mắm giảm mặn ra đời với mong muốn góp sức thay đổi thói quen ăn mặn của người dân. Nước mắm giảm mặn ứng dụng công nghệ hiện đại để giảm bớt hàm lượng muối so với nước mắm cốt nhưng vẫn giữ được hương vị đậm đà vốn có. Nhờ đó, giúp người tiêu dùng dễ làm quen với sự thay đổi giảm muối trong ăn uống, đảm bảo được sự ngon miệng trong mỗi bữa cơm.

thay đổi thói quen ăn uống

Sử dụng nước mắm giảm mặn ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và gia đình

3. Không vừa ăn, vừa làm

Ăn khi làm việc khiến não bộ xao nhãng, làm cho quá trình trao đổi chất gặp vấn đề và có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Cụ thể, vừa làm việc vừa ăn sẽ khiến bạn nhai không kỹ, sau khi ăn dễ bị đau tức bụng. Cùng lúc đó, bạn cũng không ý thức được rằng mình đã ăn đủ lượng dưỡng chất chưa, từ đó gây ra tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân. 

Để thay đổi thói quen ăn uống này, bạn nên sắp xếp thời gian để ăn xong rồi mới làm việc hoặc ngồi ăn tại khu vực ngoài phòng làm việc, vừa ăn vừa nghỉ ngơi trước khi quay trở lại văn phòng. Dù có bận đến mấy, bạn vẫn nên dành thời gian ăn uống rồi hãy tiếp tục làm việc nhé.

thói quen ăn uống lành mạnh

Vừa ăn vừa làm là thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe

4. Không ăn vội, ăn quá nhanh

Ăn quá nhanh cũng là một thói quen ăn uống ‘xấu’ mà khá nhiều người mắc phải. Ăn vội vàng cho xong bữa khiến thức ăn chưa được nghiền nhuyễn đã đi xuống dạ dày. Lúc này dạ dày sẽ phải làm việc cật lực hơn để tiêu hóa thức ăn. Về lâu dài, phần niêm mạc ở đây có thể bị tổn thương và gây đau dạ dày. 

Khi ăn bạn nên nhai chậm rãi và kỹ hơn để vừa tiêu hóa tốt, vừa thưởng thức vị ngon của món ăn. Bạn có thể đặt hẹn đồng hồ 20 phút cho bữa ăn, không để cơ thể quá đói mới ăn để tránh ăn vội và hít thở thật sâu nếu cảm thấy mình đang ăn quá nhanh.

thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh

Ăn quá vội còn khiến cơ thể nhanh bị đói và nạp nhiều thức ăn, khó kiểm soát cân nặng

5. Không lạm dụng đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn đóng hộp luôn có sức hấp dẫn với nhiều người bởi tính tiện lợi, không mất nhiều thời gian chế biến. Tuy nhiên, đồ đóng hộp thường không có lượng dinh dưỡng cao mà lại chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia, đường và đặc biệt là muối. Nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ gây béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường.

Vì thế, bạn nên sử dụng các thực phẩm tươi sống như rau, thịt cá, trứng,… để thay đổi thói quen ăn uống không tốt này. Ngoài ra, nhằm tiết kiệm thời gian nấu nướng hơn, bạn có thể đi chợ 1 lần vào cuối tuần và tiến hành sơ chế trước. Như vậy khi bắt tay vào nấu, bạn sẽ cảm thấy không tốn quá nhiều thời gian. 

thói quen ăn uống hợp lý

Hạn chế đồ ăn đóng hộp để bảo vệ sức khỏe

Điểm danh 10 loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe bạn nên hạn chế

Dung nạp đồ ăn không tốt cho sức khỏe là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Sau đây là tổng hợp các loại thực phẩm tưởng chừng là vô hại nhưng lại là những món ăn bất lợi cho sức khỏe, cần…

6. Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây bổ sung lượng lớn chất xơ, vitamin, khoáng chất hỗ trợ giảm lượng cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ đau tim và đột quỵ, bệnh ung thư. Ngoài ra, ăn nhiều rau xanh, trái cây còn cải thiện hoạt động hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón và giúp kiểm soát cân nặng.

Bạn có thể chế biến rau xanh thành các món như luộc, xào, salad hoặc xay thành sinh tố để uống. Còn với trái cây, bạn ăn tráng miệng kèm với sữa chua hoặc ép nước, làm sinh tố cũng rất ngon miệng. Thêm nữa, bạn cũng đừng quên rửa rau và trái cây thật sạch trước khi chế biến để đảm bảo sức khỏe nhé.

chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

7. Nên ưu tiên chọn sản phẩm hữu cơ

Thực phẩm hữu cơ là sản phẩm không chứa chất bảo quản, phẩm màu, hormon tăng trưởng, chất biến đổi gen và được chăm sóc, trồng trọt rất cẩn thận. Vì thế mà các sản phẩm hữu cơ rất tươi ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn thực phẩm thông thường (15%) và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. 

Bạn có thể nhận diện sản phẩm hữu cơ thông qua các thông số trên nhãn mác như:

  • 100% Organic: Thực phẩm không chứa thêm bất kỳ chất nào.
  • Organic: Thực phẩm trên 95% chất organic.
  • Made with Organic Ingredients: Thực phẩm có ít nhất 70% thành phần organic và không có sulfites.
  • Some organic ingredients: Thực phẩm có dưới 70% thành phần organic.

thói quen ăn uống tốt cho cơ thể

Thói quen ăn uống với thực phẩm hữu cơ được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn

8. Nên tự nấu ăn tại nhà

Thay đổi thói quen ăn uống bằng cách tự nấu ăn tại nhà giúp bạn điều chỉnh được lượng gia vị nêm vào thức ăn, song song đó là kiểm soát chất lượng của món ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, thường xuyên nấu ăn ở nhà còn giúp bạn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất và trở nên khỏe mạnh hơn.

Bạn nên xác định lượng thức ăn cần dùng cho 1 tuần để đi chợ vừa đủ, không bị dư thừa lãng phí. Ưu tiên chọn thực phẩm sạch, tốt cho sức khỏe và sơ chế đúng cách để bảo quản được lâu. Ngoài ra, bạn có thể lên thực đơn trước cho 1 tuần, ưu tiên các món dễ nấu để chế biến nhanh hơn nữa.

chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe

Bạn nên dành thời gian nấu ăn tại nhà để bảo vệ sức khỏe tốt hơn

9. Nên uống trà xanh thường xuyên

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và các dưỡng chất khác có tác dụng kích hoạt chất béo nâu giúp đốt cháy calo, kiểm soát cân nặng, giảm cholesterol xấu, ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ. Ngoài ra, thực phẩm này còn điều chỉnh lượng đường trong máu, giúp bạn có nhiều năng lượng và giảm cảm giác thèm ăn.

Khi nấu trà xanh, bạn nên pha ở nhiệt độ vừa phải (khoảng 80 độ C), không uống trà quá đặc. Lưu ý chỉ nên uống khoảng 500ml/ngày, không để trà qua đêm, không uống trà khi đói và ngay sau khi ăn (tốt nhất là 1 tiếng trước hoặc sau khi ăn).

chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe

Trà xanh tốt cho sức khỏe nhưng cần sử dụng đúng cách

10. Nên uống đủ nước mỗi ngày

Bổ sung đủ nước giúp cơ thể có thêm nhiều năng lượng, giảm mệt mỏi, tăng sự tập trung, điều hòa nhiệt độ cơ thể, giảm táo bón. Hơn nữa, nước còn hỗ trợ đào thải chất độc trong cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và giảm cân hiệu quả.

Bạn nên uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, không cần đợi khát mới uống, nên uống nước khi ngồi và sau khi thức dậy. Thêm vào đó, khi uống nước, bạn cũng nên uống từng ngụm nhỏ để nước đi đến các bộ phận từ từ, không bị dồn nén khó chịu, tránh việc uống quá nhiều nước 1 lần vì rất dễ bị sặc.

một thói quen ăn uống lành mạnh

Uống nước ấm giúp trao đổi chất và tiêu hóa tốt hơn so với nước lạnh

Trên đây là 10 thói quen ăn uống lành mạnh cho bạn tham khảo. Nhìn chung, việc thay đổi thói quen ăn uống đã hình thành từ lâu tuy không dễ nhưng nếu bạn kiên trì, chuyển đổi dần dần sẽ giúp cơ thể thích nghi tốt hơn.

>>> Xem thêm: 6 xu hướng ăn uống lành mạnh hiện nay mà bạn không nên bỏ qua

Bài cùng chuyên mục