Ngày càng có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề thường xuyên ăn mặn có tốt không. Thực tế, tác hại của ăn mặn được nhiều chuyên gia hiện nay cảnh báo. Không chỉ tăng huyết áp, dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ, chế độ ăn thừa muối còn có ảnh hưởng đến làn da, gan, thận, dạ dày, thậm chí tăng nguy cơ ung thư.
Mục lục
1. Ăn mặn có tốt không? Điểm danh 15 tác hại của ăn mặn đối với sức khỏe
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối/ngày, cao hơn gấp đôi so với hàm lượng khuyến nghị (5g/ngày). Đây là con số đáng báo động và chủ yếu đến từ thói quen chấm, trộn, tẩm ướp thức ăn với nhiều muối hoặc sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Về lâu dài, khi cơ thể hấp thụ natri quá mức, điều này gây ra hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe. Cụ thể, để giải đáp ăn mặn bị bệnh gì, chuyên gia đã đưa ra 15 tác hại của ăn mặn dưới đây:
1.1 Ăn mặn khiến huyết áp tăng cao
Nếu bạn đang tìm hiểu ăn mặn có tốt không thì tăng huyết áp là một trong những hậu quả hàng đầu nhất định phải biết. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chế độ ăn nhiều muối tăng áp lực thẩm thấu của natri với màng tế bào. Lúc này, ion natri được vận chuyển nhiều hơn đến tế bào cơ trơn, dẫn đến tăng tích nước, tăng trương lực thành mạch, gây ra co mạch, tăng sức cản ngoại vi. Hậu quả là tăng huyết áp, giảm chức năng của tim, gây ra suy tim, nhồi máu cơ tim và hàng loạt bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Cảnh báo tác hại của ăn mặn dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, tổn thương chức năng của tim!
Tăng huyết áp được ví như một “kẻ giết người” thầm lặng vì có thể dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ, suy tim. Vậy người cao huyết áp nên kiêng gì và ăn gì để kiểm soát được bệnh? Bài viết này sẽ đề xuất cho…
1.2 Đột quỵ là tác hại của ăn mặn
Đột quỵ là giải đáp tiếp theo cho câu hỏi thường xuyên ăn mặn bị bệnh gì. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thói quen ăn mặn dẫn đến 62% tình trạng đột quỵ (tai biến mạch máu não). Nguyên nhân là do, khi cơ thể hấp thụ nhiều muối, điều này phá hỏng và khiến mạch máu não trở nên suy yếu, kích thích hình thành cục máu đông và từ đó, tăng nguy cơ đột quỵ, ảnh hưởng xấu đến tính mạng.
Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong chỉ trong vài phút phát bệnh ở người lớn tuổi hoặc người có tiền sử bệnh từ gia đình. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn…
1.3 Ăn mặn hại thận
Tác hại của ăn mặn không chỉ xảy ra ở tim mạch, mà còn ảnh hưởng lâu dài đến cơ quan như thận. Trong đó, sỏi thận là tình trạng phổ biến, xảy ra khi khoáng chất trong nước tiểu (như canxi) trở nên cô đặc và trở thành tinh thể. Theo thời gian, tinh thể phát triển lớn hơn và khi qua đường tiết niệu, có thể mắc kẹt tại đây, dẫn đến cản trở bài tiết nước tiểu, suy giảm chức năng thận, cũng như tăng nguy cơ sỏi thận, suy thận hoặc thận hư nhiễm mỡ.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên sử dụng tối đa 5g muối/ngày, nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn. Nhiều người Việt ở một số vùng hiện nay không hề biết rằng ăn mặn hại thận,…
1.4 Ăn mặn bị bệnh gì? – Loãng xương
Cùng với suy thận, loãng xương là một trong những hệ lụy có liên quan khi một người tiêu thụ nhiều muối. Cụ thể, thói quen ăn mặn khiến thận tăng cường loại bỏ clorua trong muối (natri clorua). Nhưng, đồng thời natri clorua tăng bài tiết canxi (được lấy từ trong xương) thông qua nước tiểu. Hậu quả là về lâu dài, cơ thể thiếu hụt canxi trầm trọng, gây ra tình trạng loãng xương, yếu xương, xương xốp, giòn và dễ gãy.
1.5 Tác hại của ăn mặn đối với dạ dày
Nhiều nghiên cứu khẳng định, người có thói quen ăn mặn dễ bị đau, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc nguy cơ ung thư cao hơn, so với người có chế độ ăn bình thường. Lý do là thừa muối kích thích vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) phát triển, phá hủy lớp màng bảo vệ đường ruột, đồng thời tạo ra ổ loét, gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng. Ngoài ra, tạp chí Gastroenterology của Mỹ cho biết, ăn mặn gây ra tích tụ khí và khó chịu trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng khó chịu.
Tác hại của ăn mặn khiến dạ dày bị tổn thương, viêm loét và tăng nguy cơ ung thư
1.6 Hen phế quản vì ăn mặn thường xuyên
Có thể bạn chưa biết, hen phế quản là hậu quả của việc ăn mặn do chế độ ăn giàu Natri khiến phế quản dị ứng nghiêm trọng. Nhất là bệnh nhân bị suyễn, càng tiêu thụ nhiều muối thì cơn hen càng bộc phát thường xuyên, mức độ nặng hơn và thậm chí gây ra đột tử. Đây cũng là hậu quả góp phần lý giải cho câu hỏi ăn mặn có tốt không của nhiều người Việt ngày nay.
1.7 Ăn mặn gây ra khó ngủ
Ăn mặn thường xuyên có tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ. Một nghiên cứu gần đây khẳng định, khi bổ sung muối vào chế độ ăn quá nhiều, điều này khiến bạn đi ngủ muộn hơn, khó ngủ ngon giấc và tần suất gặp ác mộng thường xuyên. Ngoài ra, ăn mặn khiến cơ thể dư thừa natri, nước đi vào máu, dẫn đến tăng cường hoạt động của thận, kích thích đi tiểu nhiều hơn và làm cho giấc ngủ gián đoạn.
1.8 Suy giảm nhận thức – Tác hại của ăn mặn ít ai biết
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, thói quen ăn mặn khiến cơ thể tích lũy natri, tăng nguy cơ suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ, tâm thần hoặc mắc phải bệnh mạch máu não. Đây cũng là trả lời cho vấn đề ăn mặn bị bệnh gì và để duy trì thần kinh khỏe mạnh, mỗi người nên bổ sung Omega – 3 , Iod hoặc Axit Folic, chú ý cắt giảm lượng muối trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
1.9 Nguy cơ béo phì từ thói quen ăn mặn
Nghiên cứu tại Anh và Trung Quốc năm 2015 cho thấy, ăn thêm một gram muối mỗi ngày tăng 20% nguy cơ béo phì ở trẻ em lẫn người lớn. Nguyên nhân là do thừa muối khiến cơ thể cảm thấy khát nước, dẫn đến tình trạng tiêu thụ các loại đồ uống, nhất là nước ngọt có gas. Đặc biệt, ăn mặn có ảnh hưởng trực tiếp cho quá trình đốt cháy năng lượng. Điều này lý giải tại sao người ăn mặn thường xuyên dễ bị thừa cân so với người có dinh dưỡng lành mạnh.
1.10 Ăn thừa muối – tác nhân hàng đầu suy giảm tuổi thọ
Nghiên cứu của Đại học Georgia Regents tại Augusta (Hoa Kỳ) cho thấy, ăn mặn khiến telomere* ngắn hơn so với trung bình. Đây là dấu hiệu của bệnh tật và nguy cơ suy giảm tuổi thọ, do telomere giữ vai trò bảo vệ nhiễm sắc thể, bảo toàn cấu trúc DNA. Khi telomere rút ngắn bất thường, điều này phá hủy DNA, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc sa sút trí tuệ (Alzheimer).
*Telomere là 1 đoạn DNA có trình tự (TTAGGG) lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi nhiễm sắc thể.
1.11 Tiểu đường là giải đáp ăn mặn bị bệnh gì?
Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng trên thực tế, ăn mặn là nguyên nhân gây ra tiểu đường, bên cạnh chế độ ăn ngọt. Nhiều nghiên cứu đưa ra kết luận, tiêu thụ muối quá nhiều, liên tục trong thời gian dài khiến insulin tăng hấp thụ glucose, biến động đường huyết trong máu và từ đó, làm trầm trọng triệu chứng tiểu đường, cũng như ảnh hưởng tác dụng của thuốc điều trị.
Thói quen ăn mặn là nguyên nhân gây ra đái tháo đường, bên cạnh chế độ ăn ngọt
>>> Cập nhật thêm những kiến thức bổ ích về tình trạng ăn mặn TẠI ĐÂY
1.12 Ăn mặn khiến mụn trứng cá phát triển
Mụn trứng cá phát triển là một trong những tác hại của ăn mặn đối với làn da. Tạp chí Da liễu Thẩm mỹ của Hoa Kỳ cho biết, người có chế độ tiêu thụ muối dễ bị mụn trứng cá nghiêm trọng so với người có chế độ ăn bình thường. Ngoài ra, dư thừa natri kích thích quá trình lão hóa, suy giảm độ ẩm khiến da trở nên thô ráp, xỉn màu, tăng nguy cơ để lại thâm mụn.
1.13 Ăn mặn giảm vị giác, khô môi
Ăn mặn bị bệnh gì? Ăn mặn thường xuyên khiến vị giác tổn thương, ảnh hưởng khả năng nêm nếm hoặc cảm nhận hương vị món ăn. Ngoài ra, thói quen ăn muối làm cho cơ thể mất nước, đặc biệt là trên da và môi, dẫn đến môi nứt nẻ, bong tróc hoặc chảy máu. Để ngăn ngừa điều này, khuyến khích bạn nên bổ sung nhiều nước, tránh thực phẩm quá mặn và chế biến bằng các loại thảo mộc, gia vị thay thế như tiêu, chanh, tỏi, ớt.
1.14 Ăn mặn quá nhiều gây ra đau tức ngực
Theo Hiệp hội huyết áp của Anh, tác hại của ăn mặn không chỉ tăng huyết áp, mà còn tạo áp lực cho thành động mạch. Do đó, động mạch dẫn đến tim bắt đầu lưu thông máu yếu hơn, gây ra tình trạng đau tức ngực, nhất là khi người bệnh vận động, luyện tập thể thao, do lúc này nhu cầu máu vận chuyển đến tim tăng lên nhiều hơn.
1.15 Chế độ ăn nhiều muối – gây sưng và phù nề cơ thể
Giải đáp cuối cùng cho câu hỏi ăn mặn có tốt không là triệu chứng sưng, phù nề khi bạn tiêu thụ nhiều muối. Thông thường, natri và chất lỏng được cân bằng tự động trong máu. Nếu hàm lượng natri vượt quá giới hạn, điều này khiến chất lỏng di chuyển vào máu, dẫn đến tình trạng sưng, phù nề hoặc tích nước trong cơ thể (nhất là ở ngón tay, bàn chân và bọng mắt).
Ăn mặn khiến cơ thể dư thừa natri, gây ra hiện tượng tích nước, phù nề ở tay hoặc chân
2. Bí quyết giúp ngăn ngừa tác hại của ăn mặn
Mặc dù ăn mặn có hại cho sức khỏe, song bạn không thể giảm muối đột ngột bởi điều này ảnh hưởng đến khẩu vị, tạo cảm giác không ngon miệng và gây ra biếng ăn. Giải pháp tốt nhất là cắt giảm natri trong chế độ ăn từ từ, bắt đầu bằng một số hành động đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây:
2.1 Đối với cách lựa chọn gia vị và thói quen ăn uống
- Đọc nhãn khi mua các loại gia vị. Trong đó, nước mắm giảm mặn là xu hướng tiêu dùng hiện đại, với công thức rút đi bớt muối, nhưng hương vị đảm bảo đậm đà, không cần thêm cũng chẳng phải bớt. Lựa chọn nước mắm giảm mặn, mọi người vừa được ăn ngon, vừa ngăn ngừa tác hại của ăn mặn, bảo vệ sức khỏe tổng thể.
- Giảm nêm nếm muối, nhất là khi chế biến món xào, món kho, món rang và rim, càng hạn chế thì càng an toàn đối với sức khỏe.
- Trong trường hợp thức ăn quá mặn, bạn có thể chữa cháy bằng cách kết hợp các loại gia vị như chanh, tỏi, tiêu và ớt.
- Từ bỏ thói quen cho nước mắm, nước kho thịt hoặc kho cá vào cơm, bởi điều này gia tăng hàm lượng muối cao, dẫn đến nguy hại cho sức khỏe.
- Hạn chế chấm muối, đặc biệt là muối tiêu, muối tôm, muối ớt, muối ô mai hay bột canh khi ăn trái cây.
- Nếu có nhu cầu chấm đồ ăn vào gia vị mặn, bạn nên chấm nhẹ, thay vì chấm cả món ngập sâu hoặc lật qua lật lại nhiều lần cho món ăn ngấm nhiều nước chấm.
- Khi nấu mì ăn liền, cần lưu ý cho nửa gói gia vị là đủ. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung rau củ vào bát mì để vừa tạo cảm giác ngon miệng, vừa đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ.
Xu hướng sử dụng nước mắm giảm mặn – ít muối được đông đảo gia đình hưởng ứng, nhằm ngăn chặn tác hại của ăn mặn, bảo vệ sức khỏe tổng thể.
2.2 Đối với cách lựa chọn thực phẩm.
- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi thay vì món ăn được chế biến sẵn, bao gồm: thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa cà muối, mì ăn liền. Nguyên nhân là do thực phẩm chế biến sẵn được cho thêm nhiều muối, giúp thời gian bảo quản lâu dài.
- Lựa chọn thực phẩm có hàm lượng muối thấp, bằng cách kiểm tra thành phần natri phía trên nhãn dinh dưỡng của bao bì.
- Tự nấu ăn ở nhà để chủ động kiểm soát lượng muối tốt nhất.
Như vậy, tác hại của ăn mặn được chứng minh nguy hiểm đối với sức khỏe tổng thể. Hy vọng thông tin trên đây đã phần nào giúp bạn nắm rõ ăn mặn bị bệnh gì, để từ đó áp dụng chế độ tiêu thụ phù hợp, ngăn ngừa tác hại do ăn mặn gây ra.
>>> Xem thêm: