Đánh Giá Nước Mắm

nước mắm là một gia vị kỳ diệu
  • Nước mắm
    • Nước mắm ngon
    • Nước mắm cá cơm tươi
    • Nước mắm nhĩ
    • Nước mắm cốt
    • Nước mắm công nghiệp
  • Thương hiệu nước mắm
    • Nước mắm Masan
    • Nước mắm Nam Ngư
    • Nước mắm CHIN-SU
    • Nước mắm Nha Trang
    • Nước mắm Phan Thiết
    • Nước mắm Phú Quốc
  • Bí quyết nấu ăn
  • Tin sức khỏe
  • Liên hệ
    • Về chúng tôi
  • June 26, 2022

Trang chủ » Tin sức khỏe » Ăn mặn khi mang thai và 5 điều mẹ bầu cần biết sớm

Ăn mặn khi mang thai và 5 điều mẹ bầu cần biết sớm

Việc ăn mặn khi mang thai không đơn giản là dấu hiệu cho biết mang thai con trai hay con gái như nhiều người vẫn lầm tưởng, đó có thể là thói quen gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho cả mẹ và bé. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này và cập nhật kiến thức dinh dưỡng thai kỳ ngay sau đây!

Mục lục

  • 1. Như thế nào gọi là ăn mặn trong thai kỳ?
  • 2. Ăn mặn khi mang thai có phải là dấu hiệu sinh con trai?
  • 3. Nguyên nhân nào dẫn đến nghén mặn ở mẹ bầu?
  • 4. Tác hại khi mẹ bầu ăn mặn
  • 5. Cách để giảm thiểu tình trạng ăn mặn trong thai kỳ

1. Như thế nào gọi là ăn mặn trong thai kỳ?

Một số mẹ bầu đã có sở thích ăn mặn trước khi mang thai, nhưng cũng có nhiều mẹ bầu gặp phải hiện tượng nghén mặn trong thai kỳ, đó là tình trạng mẹ bầu dung nạp vượt quá 5g muối/ngày.

Một vài thói quen ăn mặn của mẹ bầu như:

– Thèm mặn khủng khiếp, thường tìm đến các món ăn chứa nhiều muối (như bim bim, các loại khô, dưa mắm, chấm nhiều gia vị hơn…).

– Không thể ăn được các món nhạt.

– Ở những người nghén nặng, nếu không được ăn món mặn thường sẽ bỏ ăn, gây thiếu chất cho cả mẹ và bé.

ăn mặn khi mang thai

Ăn mặn khi mang thai là tình trạng nghén thường gặp ở một số bà bầu.

2. Ăn mặn khi mang thai có phải là dấu hiệu sinh con trai?

Hiện nay pháp luật nghiêm cấm tiết lộ giới tính thai nhi, nên nhiều mẹ bầu thường dựa vào một số dấu hiệu liên quan đến thói quen ăn uống, điển hình như việc ăn mặn khi mang thai để tự xác định giới tính thai nhi trước. Ngày xưa ông bà ta thường truyền tai nhau thèm chua và mặn là sinh con trai, thèm ngọt là sinh con gái. Đây là kinh nghiệm dân gian không dựa trên bằng chứng khoa học nào mà chủ yếu được đúc kết dựa trên những trường hợp thực tế đã gặp. 

3. Nguyên nhân nào dẫn đến nghén mặn ở mẹ bầu?

Hiện tượng thèm ăn mặn khi mang thai được xác định do các nguyên nhân sau:

– Sự thay đổi hormone: Mang thai làm thay đổi hầu hết chức năng của các tuyến nội tiết. Sự thay đổi của các hormone nội tiết này có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn mặn khi mang thai, gọi là hiện tượng nghén mặn thai kỳ.  

– Cơ thể mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng: Nếu mẹ bầu đang bị thiếu dinh dưỡng hoặc thiếu các khoáng chất Natri, Clo,… sẽ dễ thèm ăn đồ mặn hơn bình thường.

– Mẹ bầu có thói quen ăn mặn trước đó: Lúc mang thai nhu cầu về muối thường cao hơn bình thường. Nếu trước đó mẹ bầu đã thích ăn mặn thì khi mang thai có thể sẽ thèm ăn mặn nhiều hơn nữa.

4. Tác hại khi mẹ bầu ăn mặn

Một số người lo lắng bà bầu ăn mặn có nguy hiểm không? Theo nhiều chuyên gia, việc ăn mặn khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cả mẹ và bé như:

– Tăng huyết áp bất thường: Muối chứa ion Natri, khi ăn quá mặn sẽ làm tăng lượng Natri trong cơ thể, từ đó gây áp lực lên mạch máu dẫn đến tăng huyết áp. 

– Cơ thể phù nề: Natri trong muối có khả năng giữ nước lại trong cơ thể. Nếu không kiểm soát được việc ăn mặn khi mang thai, cơ thể sẽ tăng tích nước và khiến mẹ bầu bị phù nề tay, chân và các khớp. Ăn mặn càng nhiều, cơ thể càng phù nề và đau nhức hơn.

– Dễ mắc bệnh liên quan hô hấp: Nước bọt là hàng rào đầu tiên tiêu diệt vi khuẩn và vi rút xâm nhập qua đường miệng. Việc ăn mặn làm giảm bài tiết nước bọt đồng thời làm giảm sức đề kháng của niêm mạc hô hấp, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển và gây viêm họng.

– Tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày: Muối làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – một loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày – tá tràng. Ngoài ra, lượng Natri trong muối cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

– Nhiễm độc thai nghén: Bệnh này gây ra do sự rối loạn cơ thắt các mạch máu của người mẹ, từ đó làm thiếu máu nuôi các cơ quan của mẹ và thai nhi. Nhiễm độc thai nghén xuất hiện vào quý 1 và quý 3 của thai kỳ, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật. Ăn mặn trong thai kỳ là một trong các nguyên nhân gây ra nhiễm độc thai nghén – biến chứng nguy hiểm mà mẹ bầu cần lưu ý.

– Ảnh hưởng thận của thai nhi: Thận của trẻ hình thành và phát triển trong bụng mẹ. Khi mẹ bầu ăn quá nhiều muối, thai nhi cũng hấp thụ một lượng muối nhất định, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thận của thai nhi.

ăn mặn khi mang thai có tốt không

Việc ăn mặn khi mang thai có thể gây ra tình trạng phù nề tay, chân và khớp – dấu hiệu dễ nhận thấy.

>>> Bài viết có liên quan: Nên ăn gì để ổn định huyết áp?

5. Cách để giảm thiểu tình trạng ăn mặn trong thai kỳ

Ăn mặn khi mang thai không tốt cho cả mẹ và thai nhi, do đó bà bầu nên kiểm soát chế độ ăn hằng ngày:

– Không nên dự trữ đồ ăn mặn hoặc đồ ăn được chế biến sẵn: Mẹ bầu thường dự trữ sẵn các món ăn vặt khoái khẩu như ô mai, trái cây sấy, bánh quy, khoai tây chiên,… hoặc thích ăn xúc xích, lạp xưởng, cá khô, mắm ruốc,… Những món này đều chứa một lượng muối lớn để có thể bảo quản lâu dài, mẹ bầu nên mua đồ tươi sống về chế biến hoặc chỉ nên ăn một lượng vừa đủ nếu thèm.

– Hạn chế dùng gia vị mặn, ưu tiên nước mắm giảm mặn: Không nên ăn cơm kèm với dưa chua muối, dưa cà muối, hành muối,… là những món chứa rất nhiều Natri. Đồng thời mẹ bầu nên giảm lượng mắm, muối nêm vào thức ăn và nước chấm. 

Tuy nhiên, việc ăn mặn khi mang thai nếu cắt giảm ngay thường sẽ khiến mẹ bầu chán ăn, bỏ bữa. Để an toàn hơn, mẹ bầu có thể dùng nước mắm giảm mặn (công thức chứa ít muối) CHIN-SU Cá cơm biển Đông, đảm bảo hương vị đậm đà trong mỗi bữa cơm, vừa ngon miệng lại vừa tốt cho sức khỏe.

nước mắm giảm mặn

Nước mắm giảm mặn CHIN-SU vừa ngon miệng vừa bảo vệ sức khỏe mẹ bầu.

– Tạo thói quen ăn uống lành mạnh: Tạo thói quen uống nhiều nước mỗi ngày vừa đỡ nhạt miệng, vừa giúp loại bỏ lượng muối dư thừa. Thay các món chiên, xào, nhiều dầu mỡ bằng món luộc hoặc hấp. Thêm vào đó là ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp bổ sung nhiều Vitamin, khoáng chất cho mẹ và thai nhi, đồng thời giúp mẹ bầu giảm dần thói quen ăn mặn khi mang thai.

– Mẹ nên khám thai định kỳ, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng Natri trong cơ thể, từ đó nhận biết và điều chỉnh chế độ ăn uống cho hợp lý.

thói quen ăn mặn khi mang thai

Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau củ giúp giảm bớt thói quen ăn mặn khi mang thai.

Như vậy có thể thấy thói quen ăn mặn khi mang thai gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên cố gắng duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và khám định kỳ thường xuyên để đảm bảo sức khỏe bản thân và tốt cho sự phát triển của thai nhi.

>>> Xem thêm:

  • Ăn mặn hại thận và những hệ lụy mà bạn không ngờ tới
  • Cách làm giảm độ mặn của món ăn cực hay mà bạn không nên bỏ qua
  • Giải đáp thắc mắc ăn mặn thường xuyên có tốt không?

Bài cùng chuyên mục

đột quỵ

4 nhóm thực phẩm phòng chống đột quỵ không thể bỏ qua

ăn gì để bảo vệ sức khỏe tim mạch

Những thay đổi trong bữa ăn hàng ngày để bảo vệ tim mạch

vì sao ăn mặn hại thận

Ăn mặn hại thận: Nguyên nhân và những hệ lụy khôn lường

nước mắm cho người bị tim mạch

Chọn nước mắm cho người bệnh tim mạch cần lưu ý gì?

thực đơn cho người bị bệnh tim

Thực đơn cho người bệnh tim nên ăn gì và kiêng gì?

phòng ngừa cao huyết áp

Các cách phòng ngừa cao huyết áp thực hiện càng sớm càng tốt

đánh giá nước mắm chinsu
nước mắm nam ngư đệ nhị

Bài viết gần đây

  • Phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn giản với 5 bước
  • TOP 3 thực đơn cho người bị đột quỵ nhanh phục hồi sức khỏe
  • 10 cách để có trái tim khỏe mạnh, áp dụng càng sớm càng tốt
  • 6 cách ngăn ngừa đột quỵ bạn nên biết càng sớm càng tốt
  • Các cách phòng ngừa cao huyết áp thực hiện càng sớm càng tốt

Về chúng tôi

Đánh giá nước mắm sẽ review những dòng nước mắm đang hot trên thị trường dựa trên ý kiến của những người đã sử dụng sản phẩm nhằm đưa lại sự lựa chọn tốt nhất cho bạn về tiêu chuẩn đánh giá nước mắm truyền thống, nước mắm công nghiệp.

Chính sách bảo mật

Mọi thông tin cá nhân, IP, Cookies đều được bảo mật và không cung cấp cho bên thứ 3 tại website Đánh Giá Nước Mắm.

Website không chịu trách nhiệm về những hành vi nằm ngoài kiểm soát của BQT website Đánh Giá Nước Mắm

Điện thoại: 0903.15.57.43

Email: [email protected]

© Copyright 2018 · Bản quyền thuộc về Đánh Giá Nước Mắm · Được tạo bởi Wordpress tại Genesis
Mọi ý kiến đóng góp vui cũng như về bản quyền vui lòng liên hệ qua Email: [email protected]
Loading...