Chọn nước mắm cho người bệnh tim mạch cần lưu ý gì?

Chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa muối là nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch, tiềm ẩn nguy cơ tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo đó, khi chọn nước mắm cho người bị tim mạch cần quan tâm đến công thức sản phẩm, đặc biệt chú trọng thành phần Natri. 

1. Nước mắm cho người bị tim mạch ưu tiên công thức giảm mặn

Tìm hiểu rõ hơn vì sao thừa muối (Natri) gây hại cho người bị tim mạch?

Muối (Natri) là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể con người. Nó đóng một vai trò quan trọng đối với sự sống, giúp giữ cho lượng nước trong cơ thể bạn ở mức cân bằng. Vì lẽ đó, nhiều người thường hay lầm tưởng và sử dụng quá nhiều muối cho những bữa ăn hằng ngày một cách vô tội vạ mà không biết rằng dư quá nhiều muối chính là nguyên nhân gây nên các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên dùng ít hơn 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối. Sử dụng lượng muối dư thừa có thể gây hiện tượng tích nước, làm tăng huyết áp. Và huyết áp cao là một trong những yếu tố chính gây ra các bệnh về tim mạch như đau tim, đột quỵ và suy tim.

nước mắm cho người tim mạch

Huyết áp cao là yếu tố chính gây ra các bệnh về tim mạch như đau tim, đột quỵ và suy tim

Thật vậy, khi cơ thể dung nạp một lượng Natri lớn sẽ gây áp lực lớn lên thận. Khi ấy, thận sẽ gặp khó khăn trong việc điều tiết lượng Natri dư thừa trong máu vô tình làm tăng thể tích máu trong cơ thể. Lượng máu tăng lên đồng nghĩa với việc tim phải làm việc liên tục và áp lực lên các mạch máu nhiều hơn. Theo thời gian, áp lực cứ chồng chất sẽ làm cứng các mạch máu, dẫn đến huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và suy tim. Đó cũng chính là lý do chúng ta nên hạn chế ăn mặn, sử dụng quá nhiều sản phẩm có hàm lượng Natri cao.

Hạn chế nước mắm mặn để bảo vệ sức khỏe

Đối với người có tiền sử đã và đang mắc bệnh tim mạch nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có hàm lượng mặn cao như nước mắm. Điều này sẽ thật khó khăn đối với đất nước có truyền thống chế biến các loại gia vị từ biển cả như Việt Nam. Trên mỗi bàn ăn của người Việt đều không thể thiếu nước mắm. Chính vì vậy, người bệnh tim mạch và gia đình không nên sử dụng nước mắm mặn (chứa nhiều muối) để bảo vệ sức khỏe, hoặc nếu dùng nước mắm hãy chọn sản phẩm giảm mặn.

Nước mắm giảm mặn – “khẩu vị mới” cho tim mạch khỏe

Với mong muốn tất cả mọi người vừa được sử dụng nước mắm mang đậm “quốc hồn quốc túy” của người Việt, vừa bảo vệ tốt cho sức khỏe, nước mắm giảm mặn đã ra đời. Tương tự với mắm mặn truyền thống, nước mắm giảm mặn được chế biến từ những sản vật của biển cả và được các chuyên gia nghiên cứu sáng tạo theo công thức rút bớt muối nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon.

Nổi bật trên thị trường là dòng nước mắm CHIN-SU Cá cơm Biển Đông giảm mặn được làm từ nguồn cá cơm tuyển chọn gắt gao kết hợp với công thức giảm mặn, mang đến loại nước mắm ngon hài hòa trong từng món ăn của người Việt.

nước mắm giảm mặn

Nước mắm CHIN-SU cá cơm Biển Đông, công thức giảm mặn cho người bị tim mạch.

2. Chế độ ăn nhạt cho người bệnh tim mạch

Đối với người bệnh tim mạch, cần tuân theo một số nguyên tắc sau đây:

Điều chỉnh thói quen dùng nước chấm trên bàn ăn: Người bệnh nên hạn chế dùng các loại nước chấm như: nước mắm mặn, tương, chao, sốt pha sẵn. Đồng thời, hãy giảm thiểu hoặc từ bỏ thói quen chấm trái cây với muối.

Những lưu ý khi nêm nếm món ăn: Khi nấu thức ăn cần chú ý hạn chế dùng các loại gia vị mặn (muối, bột nêm, nước mắm, nước tương…) để nêm nếm. Bạn có thể thay thế bằng các loại gia vị như tỏi, hành, ớt, tiêu, hành lá, ngò, quế… nhằm tăng hương vị cho món ăn.

Hạn chế dùng các thực phẩm mặn: Người bệnh tim mạch cũng nên hạn chế dùng các thực phẩm mặn như: các loại khô, mắm, các loại dưa muối chua và lên men, đồ hộp, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh… Khi mua bất kỳ món nào cũng nên tập cách đọc nhãn xem thành phần dinh dưỡng của nó.

Chủ động lập thực đơn ăn uống hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Trong thực đơn hàng ngày nên ưu tiên chọn thực phẩm cung cấp nhiều protein tốt như thịt, cá, các loại ngũ cốc bổ sung thêm rau xanh, trái cây tươi cho mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ.

Tạo thói quen ăn uống lành mạnh và khoa học: Người bệnh cần tạo cho mình một số thói quen tốt như uống nhiều nước, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, không lạm dụng cà phê hoặc nước ngọt, hạn chế tối đa dùng bia rượu…

nước mắm cho người bị tim mạch

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khám bệnh định kỳ để kịp thời ngăn ngừa các căn bệnh về tim mạch.

Chọn nước mắm cho người bị tim mạch giảm mặn, thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và rèn luyện sức khỏe mỗi ngày là các nguyên tắc “vàng’ giúp bảo vệ hệ tim mạch hiệu quả. Hãy tập thay đổi từ những việc làm nhỏ nhặt nhất để cuộc sống của chúng ta lành mạnh hơn.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục