Muối là tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ đột quỵ nên việc giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của người bị đột quỵ là rất quan trọng. Chính vì vậy, khi chọn thực phẩm hay gia vị như nước mắm cho người bị đột quỵ, tốt nhất nên có công thức giảm muối, ít mặn.
Mục lục
1. Vì sao ăn mặn làm tăng nguy cơ đột quỵ?
Nhiều chuyên gia đã chia sẻ, duy trì thói quen ăn mặn gây ra rất nhiều tác hại với sức khỏe, điển hình như làm tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, việc ăn thừa muối trong thời gian dài sẽ phá hủy sự cân bằng natri và kali trong cơ thể, dẫn tới nguy cơ bị tăng huyết áp. Nếu chỉ số huyết áp cao kéo dài sẽ gây ra biến chứng đột quỵ, đau tim, suy thận và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm, gây tổn thương não nghiêm trọng, thậm chí có thể gây tử vong
Lượng muối mà mỗi người tiêu thụ mỗi ngày chủ yếu đến từ việc nêm nếm khi chế biến, nấu nướng hoặc dùng các loại nước chấm. Cụ thể, những thực phẩm chứa nhiều muối làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ có thể kể đến như:
- Các loại gia vị mặn: Nước tương, tương ớt, hạt nêm, nước chấm, muối ăn.
- Thực phẩm khô: Mực khô, bò khô, cá khô…
- Thực phẩm muối: Mắm tôm, mắm cá, dưa muối, cà muối…
- Những món ăn kho, rim cần sử dụng nhiều mắm, nhiều muối.
- Thực phẩm công nghiệp: Cá hoặc thịt đóng hộp, mì ăn liền, bim bim…
- Thực phẩm chế biến sẵn: Giò chả, xúc xích, lạp xưởng.
Người bệnh đột quỵ nếu thường xuyên ăn các thực phẩm mặn, có nhiều muối sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng
Những người có nguy cơ tăng huyết áp hoặc đột quỵ nên sử dụng các loại gia vị mặn với liều lượng phù hợp. Đồng thời hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều muối.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý tổn thương não bộ nghiêm trọng, thường xảy ra đột ngột và có thể gây nhiều di chứng hoặc tử vong, nếu không được sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn…
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bị đột quỵ
Để nâng cao sức khỏe, tránh nguy cơ đột quỵ tái phát, người bệnh cần phải chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học theo các nguyên tắc dinh dưỡng như:
Thứ nhất: Thực đơn cho người sau đột quỵ cần cung cấp đầy đủ và cân bằng 3 nhóm chất thiết yếu như chất đạm, chất béo và tinh bột.
Thứ hai: Chú ý nhu cầu năng lượng và kiểm soát lượng calo nạp vào mỗi ngày. Người bệnh đột quỵ nên giảm bớt năng lượng trong khẩu phần ăn, chỉ nên nạp vào khoảng 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày để tránh tăng cân.
Thứ ba: Phân bố bữa ăn hợp lý, tránh ăn quá no. Cụ thể nên nên chia nhỏ 3-4 bữa / ngày. Ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng, dễ hấp thụ như cháo, sữa, súp. Ngoài ra nên hạn chế ăn những thực phẩm lên men, thực phẩm gây kích thích như rượu, trà, cà phê.
Thứ tư: Thực hiện chế độ ăn giảm muối. Đây là cách phòng tránh nguy cơ đột quỵ hiệu quả mà ai cũng thực hiện được.
Chọn nước mắm cho người bị đột quỵ tốt nhất nên ít muối, ít mặn và lưu ý sử dụng với liều lượng vừa phải
Bạn biết không, các loại gia vị như nước tương, nước mắm… có hàm lượng muối khá cao. Tuy nhiên như đã phân tích, ăn nhiều muối – ăn mặn là yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì vậy, nước mắm cho người bị đột quỵ nên có hàm lượng muối thấp, ít mặn. Ngoài ra, cần ăn lượng mắm vừa phải, từ bỏ dần thói quen nêm nếm nhiều mắm, chan thêm nước mắm khi ăn.
Hưởng ứng lối sống giảm mặn để bảo vệ sức khỏe, Công ty Masan đã cho ra mắt nước mắm Nam Ngư & CHIN-SU giảm mặn với công thức độc đáo mới. Sản phẩm được sản xuất theo công thức đặc biệt, có thành phần giảm muối – giảm độ mặn nhưng hương vị vẫn thơm ngon, hài hòa, giúp món ăn thêm đậm đà và ngon miệng.
Ngoài những nguyên tắc dinh dưỡng trên, bạn cũng đừng quên kết hợp xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau xanh, thực phẩm tươi sống, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn…
Hy vọng qua những thông tin trên, bạn đã biết được cách chọn nước mắm cho người bị đột quỵ cũng như xây dựng được một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Việc giảm ăn mặn là giải pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe trước những nguy cơ bệnh tật, vì vậy hãy áp dụng thói quen tốt này ngay hôm nay nhé.
>>> Xem thêm: