Trong các loại cá được dùng để làm nước mắm, cá cơm được đánh giá là thơm ngon nhất. Chính vì vậy mà từ nhiều năm nay, nước mắm cá cơm tươi luôn góp mặt trên mâm cơm người Việt. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc cách làm nước mắm cá cơm có phức tạp không? Cần bao lâu để cho ra thành phẩm chất lượng? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nước mắm cá cơm là gì?
Nước mắm cá cơm là một loại gia vị được tiết ra từ hỗn hợp cá cơm và muối ủ chượp trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1. Nguồn gốc nước mắm cá cơm
Nước mắm cá cơm tươi được hình thành từ những năm 1900 – 1945, tại những vùng biển có nguồn cá cơm dồi dào như Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết, Bình Định, Quảng Ngãi… Khi ngư dân đánh bắt cá cơm quá nhiều nhưng không thể tiêu thụ cá cơm tươi ngay một lúc được, họ nghĩ đến cách mang cá ướp với muối để sử dụng lâu dài. Sau một thời gian cá được ủ muối sẽ cho ra dung dịch loãng có màu đỏ, vị mặn. Người dân dùng dung dịch này như một loại gia vị để ăn sống hoặc nêm nếm để món ăn thêm vị ngon.
Thông tin thêm: > Khám phá các làng nghề nước mắm truyền thống ở Việt Nam > Cách ủ nước mắm ngon tại nhà không hóa chất độc hại
1.2. Vì sao cá cơm tươi được chọn làm nước mắm ngon?
Cá cơm là loài cá có thân mình trắng, kích thước nhỏ (chiều dài tối đa là 50 cm, nhưng phổ biến là dưới 15cm), chủ yếu sống ở nước mặn, bơi thành đàn và ăn các loại thực vật phù du. Mỗi năm thường có 2 vụ cá cơm: vụ đầu tiên từ tháng Giêng – tháng 2 âm lịch, vụ thứ 2 từ tháng 7 – tháng 8 âm lịch. Cá cơm có nhiều loại khác nhau như: cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép… nhưng ngon nhất là cá cơm than.
Cá cơm luôn là lựa chọn ưu tiên để làm nước mắm vì 2 lý do chính. Thứ nhất, cá cơm là loài cá giá trị dinh dưỡng rất cao – nó chứa nhiều thành phần như đạm, chất béo Omega-3, Canxi, Sắt, Magie, Phốt pho, Kali và các loại vitamin thiết yếu… tốt cho sức khỏe. Thứ hai là do độ cắn muối của cá cơm tươi khá nhanh, phù hợp để ủ chượp và cho vị nước mắm thành phẩm không bị tanh.
Không chỉ là gia vị giúp món ăn thêm đậm đà, nước mắm còn có công dụng tốt cho sức khỏe người sử dụng. Trong nước mắm chứa rất nhiều dưỡng chất như axit amin, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt đối với loại nước mắm được…
2. Cách làm nước mắm cá cơm tươi tại nhà
Nếu bạn muốn thử sức tự làm nước mắm cá cơm tại nhà, thì đây là bí quyết dành cho bạn:
Bước 1: Nguyên liệu nước mắm cá cơm
Nguyên liệu:
- 3 kg cá cơm
- 1,5 kg muối
- 1 trái thơm
- 200 ml mật ong
Cách chọn cá cơm & muối:
- Chọn cá cơm có phần da sáng bóng, phần mắt trong không bị đục ngầu hay chảy nước. Bạn có thể dùng tay nhấn thử thân cá, nếu thấy phần thịt cá còn đàn hồi thì đây là loại cá tươi nên mua. Tuyệt đối không chọn những con cá bị dập nát, có mùi hôi, thân cá tách rời khỏi đầu.
- Chọn muối có hạt to, kích thước đều nhau, màu trắng đục ở giữa, viền hơi trong, vị mặn đượm và không quá chát. Loại muối ngon thường có nguồn gốc từ vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc, Nha Trang, Quảng Ngãi, Phan Thiết…
Dụng cụ:
- Hũ sành hoặc chum
- Thau
- Rổ
- Vải sạch dùng để lọc
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm 3kg cá cơm trong nước muối khoảng 30 phút, sau đó rửa sạch, vớt ra ráo nước.
- Trái thơm sau khi mua về thì gọt vỏ, bỏ mắt, cắt thành những miếng nhỏ.
Bước 3: Trộn cá và muối
- Cho cá cơm ra thau, sau đó cho 1kg muối vào và trộn đều lên theo tỷ lệ cá và muối 3:1. Đây cũng là tỷ lệ chuẩn được nhiều cơ sở sản xuất nước mắm áp dụng.
Bước 4: Ủ chượp
- Cho phần cá và muối đã được trộn vào hũ hoặc chum, xếp từng lớp xen kẽ với một lớp dứa đã cắt, cứ xếp cho đến khi hết phần cá và dứa.
- Cho thêm 0.5 kg muối phủ lên phía trên cá và 200ml mật ong vào hũ/chum.
- Đậy kín nắp và mang ra ngoài sân có nắng, bắt đầu quá trình ủ mắm từ 6 – 12 tháng. Để cá thủy phân nhanh hơn, cứ nửa tháng bạn mở nắp 1 lần, dùng đũa sạch và khuấy đều, rồi tiếp tục đậy nắp lại.
Bước 5: Lọc mắm
- Sau một thời gian ủ mắm, bạn dùng túi vải sạch bọc lên thành miệng hũ, và cho phần mắm đã ủ vào để lọc lấy nước mắm nguyên chất.
Như vậy có thể thấy, công thức làm nước mắm cá cơm không hề phức tạp. Tuy nhiên, điều khó ở đây là bạn cần tuyển chọn nguyên liệu tươi ngon và phải có thời gian để ủ mắm (6 – 12 tháng). Để có thể sử dụng ngay, nhiều gia đình đã mua sản phẩm nước mắm cá cơm của một số thương hiệu uy tín. Ở các hãng này, quy trình làm nước mắm rất hiện đại, đầu tư dây chuyền tiên tiến, đồng thời các khâu chọn lọc nguyên liệu – ủ chượp – đóng chai cũng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng các tiêu chí khắt khe nhất.
3. Nước mắm cá cơm của hãng nào ngon nhất, giá bao nhiêu?
Dưới đây là những thương hiệu nước mắm cá cơm ngon nhất thị trường:
3.1. Nước mắm cá cơm CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông VIP 500ml
Đây là sản phẩm nước mắm cao cấp nhất của CHIN-SU được làm từ cá cơm tươi, có vị đậm đà, thơm mùi cá, độ đạm cao (40 độ). Chất nước mắm sánh quyện, được đóng chai thủy tinh sang trọng, ai cũng yêu thích.
Nước mắm CHIN-SU Cá Cơm Biển Đông VIP 500ml – Sản phẩm nước mắm cao cấp nhất của CHIN-SU.
Giá tham khảo: 99.000 VNĐ/chai 500ml.
3.2. Nước mắm cá cơm Nam Ngư Phú Quốc
Đây là sản phẩm nước mắm cá cơm đặc biệt, được ủ chượp và đóng chai tại Phú Quốc, gói trọn vị ngon của biển cả. Theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng, nước mắm có vị ngon hài hòa, không cần thêm cũng chẳng phải bớt.
Nước mắm Nam Ngư Ủ chượp & đóng chai tại Phú Quốc.
Giá tham khảo: 55.500 VNĐ/chai 500ml.
Có thể bạn quan tâm: > Nguyên liệu làm nước mắm Nam Ngư ngon hảo hạng > Nước mắm Nam Ngư chọn cá cơm theo tiêu chuẩn nào? > Nam Ngư cá cơm tươi - Gói trọn vị ngon của biển khơi
3.3. Nước mắm cá cơm Việt Hải
Đây là thương hiệu nước mắm cá cơm lâu đời đến từ Nha Trang. Những giọt nước mắm ngon được chắt chiu từ quá trình ủ chượp công phu, có màu nâu vàng, nâu đỏ, vàng rơm hay cánh gián trong suốt. Bà nội trợ thường mua nước mắm Việt Hải để tẩm ướp nguyên liệu khi chế biến hoặc dùng để chấm trực tiếp.
Nước mắm Việt Hải được sản xuất theo quy trình ủ chượp truyền thống, có hương vị đặc trưng của nước mắm cá cơm tươi.
Giá tham khảo: 45.000 VNĐ/chai 700ml.
3.4. Nước mắm cá cơm Thuận Phát
Nước mắm cá cơm Thuận Phát có độ đạm cao (40 độ), chắt lọc tinh túy từ 3 loại cá cơm giàu đạm của Phú Quốc (cá cơm than, cá cơm trắng, cá cơm sọc tiêu), mang đến vị ngon chân thật, cho bữa cơm nhà luôn tròn vị.
Nước mắm cá cơm Thuận Phát giữ trọn vẹn hương vị đậm đà của vùng biển Phú Quốc.
Giá tham khảo: 50.000 VNĐ/chai 500ml.
3.5. Nước mắm cá cơm Hạnh Phúc
Đây là dòng sản phẩm được làm từ cá cơm Phú Quốc. Giọt nước mắm có màu nâu đỏ cánh gián trong suốt, mùi thơm nhẹ, vị đậm đà, thích hợp để sử dụng cho bữa ăn gia đình hoặc làm quà biếu tặng.
Nước mắm cá cơm Hạnh Phúc nổi bật với độ đạm cao (60 độ) cho bữa cơm nhà trọn dinh dưỡng, tuy nhiên giá khá cao trên thị trường.
Giá tham khảo: 137.000 đồng/chai 500ml.
3.6. Nước mắm cá cơm Lê Gia
Nước mắm cá cơm cốt đặc biệt Lê Gia được lên men tự nhiên từ cá cơm than ủ với muối hạt tinh. Sản phẩm có màu hổ phách, thơm dịu, hậu ngọt thanh với 36 độ đạm siêu chất lượng.
Nước mắm cá cơm nguyên chất không pha của thương hiệu Lê Gia bán rất chạy tại các chợ và siêu thị.
Giá tham khảo: 60.000 VNĐ/chai 200ml.
Độ đạm nước mắm hẳn là khái niệm mà rất nhiều người tiêu dùng từng nghe qua trong quá trình tìm hiểu và lựa chọn nước mắm. Tuy nhiên, trước sự đa dạng các của sản phẩm nước mắm với nhiều hàm lượng đạm khác nhau, liệu bạn đã hiểu…
3.7. Nước mắm cá cơm Hưng Thịnh
Nước mắm Hưng Thịnh được sản xuất từ cá cơm nguyên chất, có độ đạm 40, hương vị đậm đà. Sản phẩm có màu nâu cánh gián, trong và sánh, hậu vị ngọt, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nước mắm cá cơm đặc sản Hưng Thịnh 40 độ đạm chai 750ml.
Giá tham khảo: 72.000 đồng/chai 750ml.
Hy vọng sau bài viết, bạn có thể biết cách tự làm nước mắm cá cơm tươi ngay tại nhà, cũng như biết thêm nhiều thương hiệu sản phẩm nước mắm chất lượng để có thể linh hoạt lựa chọn cho gia đình. Theo dõi https://danhgianuocmam.com/ mỗi ngày để cập nhật thêm kiến thức ẩm thực hữu ích nhé!
>>> Xem thêm:
- Vì sao nước mắm cá cơm tươi được nhiều người ưa thích?
- Các loại nước mắm cao cấp được tin dùng nhất hiện nay
- Nước mắm công nghiệp bao gồm những thành phần gì?
>>> Nguồn tham khảo: https://mamnamngu.com/nuoc-mam-ca-com-la-gi-lam-nuoc-mam-ca-com-tai-nha-nhu-the-nao.html