Khám phá các làng nghề nước mắm truyền thống nổi tiếng ở Việt Nam

Nước mắm chắc hẳn là một gia vị không còn xa lạ gì với mỗi người Việt. Nhưng có bao giờ bạn tò mò nước mắm được làm ra như thế nào không? Ngay bây giờ, hãy “thử” làm một chuyến tham quan các làng nghề nước mắm lừng danh khắp tỉnh thành Việt Nam, để khám phá bí quyết tạo nên giọt mắm chuẩn ngon cho món ăn thêm đậm đà, tròn đầy qua bài viết dưới đây!

1. Làng nghề nước mắm Phú Quốc – Trứ danh xứ “rừng vàng, biển bạc”

Không chỉ có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên lý tưởng, huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang còn vang danh với các làng nghề nước mắm truyền thống có tuổi đời hơn 200 năm. Để đảm bảo chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mỗi hộ làm nước mắm phải xây dựng riêng một khu nhà chuyên dùng cho việc chế biến – gọi là “nhà thùng”, cùng quy trình khép kín, từ đánh bắt cá cơm nguyên liệu đến đóng chai thành phẩm.

Điều đáng nói, dù đã trải qua nhiều giai đoạn, nhưng các làng nghề nước mắm Phú Quốc vẫn giữ được trọn vẹn hương vị truyền thống, nhờ sự kết hợp của nhiều yếu tố như: chất lượng cá, muối, nguồn nước, khí hậu, cách thức chăm sóc mắm và bí quyết gia truyền được tích lũy qua nhiều thế hệ. Chính bởi thế, nước mắm Phú Quốc chuẩn ngon có màu nâu vàng đến nâu cánh gián, trong suốt không vẩn đục; mùi thơm nhẹ; vị mặn đằm kèm theo vị béo, ngọt của đạm tự nhiên và chất béo mỡ cá; độ đạm từ 20gN/lít đến 43gN/lít.

>> Tham khảo sản phẩm: Nam Ngư Phú Quốc – Ủ chượp và đóng chai 100% tại Phú Quốc

làng nghề nước mắm

Các làng nghề nước mắm Phú Quốc tạo nên hương vị “quốc hồn quốc túy” ngọt dịu, quyến luyến, khó có thể tìm thấy ở một loại nước mắm nào khác.

Tham quan nhà thùng nước mắm Phú Quốc quy mô lớn

Tham quan nhà thùng nước mắm Phú Quốc quy mô lớn, tận mắt theo dõi quy trình sản xuất tỉ mỉ, công phu mới cho ra đời những giọt nước mắm hảo hạng chất lượng. Nhà thùng chính là yếu tố chủ chốt giúp tạo ra những chai nước mắm…

2. Nước mắm Phan Thiết – Ghé thăm làng nghề hơn trăm năm tuổi

Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm, Phan Thiết (Bình Thuận) vẫn là một trong những làng nghề nước mắm làm tròn nhiệm vụ gìn giữ truyền thống vốn có trong từng giọt nước mắm ngon – sạch – nguyên chất. Trong đó, quy trình chọn lọc nguyên liệu làm nên nước mắm Phan Thiết thơm ngon, đầy đủ dinh dưỡng phải là loại cá cơm than và sọc tiêu chắc mẩy, ngọt thịt.

Chưa kể, quá trình ủ chượp dưới nắng, gió cộng với nhiệt độ trung bình cao và độ ẩm thấp cũng có tác động rõ rệt đến cơ chế lên men – điều khác biệt chỉ có tại Phan Thiết. Nhờ những yếu tố kể trên, mà nước mắm Phan Thiết được sản xuất từ các làng nghề truyền thống sẽ sở hữu màu vàng rơm đến nâu cánh gián, nước trong sánh, ngửi lên có mùi thơm nồng và vị ngọt đậm.

Tham quan quy trình làm nước mắm ngon nguyên chất

Quy trình làm nước mắm ngon trước tiên phụ thuộc vào việc lựa chọn nguyên liệu, đến công đoạn trộn tỉ lệ rồi trải qua quá trình ủ chượp Nước mắm là một loại gia vị quan trọng trong bữa ăn của mỗi gia đình Việt. Tuy nhiên, để làm…

3. Đến Nha Trang, Khánh Hòa: Tìm hiểu làng nghề làm mắm nổi danh

Góp công làm nên danh tiếng cho làng nghề nước mắm đất Việt, bên cạnh nước mắm Phú Quốc và Phan Thiết, nước mắm Nha Trang cũng chính là cái tên đã ghi vào sử sách. Có 2 yếu tố chính giúp nghề nước mắm phát triển ở nơi này là: đường bờ biển Khánh Hòa dài rộng, nhiều vũng vịnh cho nguồn lợi hải sản dồi dào; và đồng muối Hòn Khói vào loại lớn nhất cả nước với sản lượng muối đều hạt, hàm lượng NaCl cao.

Mặt khác, trải qua kinh nghiệm truyền đời của các nghệ nhân làm mắm Nha Trang cho biết, cá cơm đánh bắt ở vùng biển Khánh Hòa sẽ cho ra loại mắm có chất lượng tốt nhất với độ đạm cao, hương thơm đặc trưng, màu vàng rơm óng ánh cũng như có hậu vị ngọt. Tất cả những thứ đó giúp nước mắm Nha Trang mang một “vị biển” thứ thiệt.

tìm hiểu về làng nghề nước mắm

Nước mắm từ làng nghề Nha Trang với mùi thơm nồng đặc trưng, hậu vị ngọt đằm thắm đã trở thành thứ gia vị đặc sắc trong mắt của người dùng.

4. Làng nghề nước mắm Nam Ô – Lưu giữ đặc sản nức tiếng Đà Thành

Nằm bên vịnh Đà Nẵng, cách đèo Hải Vân chừng 3km, có một làng nghề nước mắm Nam Ô nổi tiếng với hương vị đặc sản tiến Vua đã được hình thành và phát triển từ hàng trăm năm trước. Điều làm nên nét đặc biệt của thương hiệu nước mắm Nam Ô không chỉ nằm ở câu chuyện văn hóa, mà còn ở chất lượng và mùi thơm ngon đặc trưng.

Để làm được điều này, người dân địa phương luôn cố gắng gìn giữ những kinh nghiệm làm nghề được ông cha lưu truyền. Trong đó, nguyên liệu chính là cá cơm than tươi rói ướp với muối trắng, đều hạt và ủ trong chum sành khoảng 18 tháng. Thành phẩm thu được từ mẻ nước mắm Nam Ô phải có màu đỏ thẫm như màu cánh gián và mang vị ngọt hài hòa, tự nhiên.

5. Dạo bước về Ba Làng – Thưởng thức “mỹ vị” dân gian

Với lợi thế nguồn nguyên liệu tự nhiên dồi dào, từ hàng trăm năm nay, người dân làng nghề nước mắm ở vùng xứ đạo Ba Làng (tỉnh Thanh Hóa) đã không ngừng nuôi dưỡng và dành trọn tâm huyết để phát triển thứ “mỹ vị” dân gian độc đáo. Bằng mô hình sản xuất truyền thống, quy trình chế biến cũng như chọn nguyên liệu chặt chẽ, đã giúp nước mắm Ba Làng nức tiếng gần xa về độ ngon và cả độ an toàn.

Nguyên liệu làm nước mắm thường là các loại cá cơm, cá nục, cá trích tươi hồng, tròn chắc, không vỡ bụng… Cá sau khi tuyển chọn thì pha theo tỷ lệ 30% muối biển, đem trộn đều rồi ủ trong các chum, vại hoặc bể xi măng với hình thức: “Nắng thì mở mưa thì đậy”. Đặc biệt, nước mắm Ba Làng không dùng bất kỳ chất điều vị, mà chủ yếu tận dụng sự tinh khiết của nguyên liệu cá nên có màu vàng nhạt, thơm đậm đà cùng vị ngọt bùi khó quên.

>> Tìm hiểu thêm: Các loại cá thường dùng làm nước mắm ngon

6. Nức tiếng nước mắm làng nghề Sa Châu, Nam Định

Không kém phần nổi tiếng, Sa Châu cũng được nhiều người biết đến là làng nghề làm nước mắm truyền thống lâu đời. Đến đây, vừa mới đặt chân đến cổng làng, du khách đã có thể ngửi thấy mùi mắm dậy lên thơm phức và bắt gặp quang cảnh nhà nào nhà nấy chum vại, ang chậu phơi khắp trong sân ngoài vườn.

Không đơn thuần là chọn được mẻ cá tươi ngon rồi đem ủ chượp, công thức làm mắm ở Sa Châu công phu hơn nhiều. Trung bình mỗi yến cá ướp với 1,2 – 1,3kg muối trong sáu tháng liền cho cá nát hẳn, sau đó cho qua rổ tre lót vải xô vắt ra nước mắm cốt nguyên chất. Tiếp đến, mắm được đổ ra các ang nhôm mỏng, rồi phơi qua nắng lần nữa để vệt muối trắng nổi trên mặt nước. Những ang mắm trải ra khắp sân tỏa mùi thơm quyến rũ, sóng sánh màu mật ong bắt mắt.

làng nghề mắm

Để giữ được hương vị riêng của loại mắm truyền thống, các nghệ nhân làm mắm tại Sa Châu chọn lọc nguyên liệu cá, tép moi tươi… từ biển Quất Lâm và sử dụng nguồn muối từ biển Bạch Long rất kỹ càng.

7. Ngược xuôi về làng nghề nước mắm Cửa Khe, Quảng Nam

“Nhất mắm Cửa Khe, nhì chè Long Phú”, là câu ca mà người dân xứ Quảng thường nhắc tới khi nói về làng nước mắm Cửa Khe ở xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Sở hữu vị trí địa lý thuận lợi cho việc khai thác và chế biến hải sản, nên cư dân nơi đây không ngừng duy trì phát triển các sản phẩm nước mắm chất lượng, đạt chuẩn.

Với thành phần chính là cá cơm tươi nguyên con muối chượp, chưng cất rồi rã thành mắm, không có bất kỳ sự can thiệp của các loại gia vị, chất bảo quản. Nhờ đó, hương vị nước mắm Cửa Khe vô cùng đậm đà, thơm ngon, tinh khiết… được người tiêu dùng nồng nhiệt đón nhận và phổ biến rộng rãi khắp tỉnh thành Việt Nam.

Có thể nói, mỗi làng nghề nước mắm sẽ có bí quyết gia truyền riêng, nhưng điểm chung là nước mắm được chế biến với đầy đủ các thao tác ủ chượp truyền thống, không hóa chất, cho ra hương vị tinh túy, chất lượng tuyệt hảo. Nếu có dịp ghé đến một trong những làng nghề kể trên, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức hoặc mua loại nước mắm đặc sản ấy để làm quà tặng người thân, bạn bè nhé!

>>> Nguồn tham khảo: https://giavichinsu.com/lang-nghe-nuoc-mam-noi-tieng.html

Có thể bạn quan tâm:
> Nước mắm công nghiệp được làm từ thành phần gì?
> Tìm hiểu thành phần và giá trị dinh dưỡng của nước mắm
> Các thương hiệu nước mắm ngon được nhiều người tin chọn

Bài cùng chuyên mục