Tiêu thụ quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Ăn mặn từ lâu đã là thói quen của không ít người Việt, thế nhưng hiện nay, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe bằng cách áp dụng chế độ ăn ít muối. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chế độ ăn tốt cho sức khỏe này trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Thế nào là chế độ ăn ít muối?
Chế độ ăn hạn chế muối được hiểu là giảm lượng Natri trong tất cả thức ăn, nước uống đưa vào cơ thể. Trong đó, tổng lượng Natri được khuyến nghị phải dưới 2000mg (tương đương khoảng 1 thìa cà phê – 5g muối).
Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, trẻ em, người cao tuổi trên 50 tuổi, bệnh nhân đái tháo đường, huyết áp cao, bệnh thận nên ăn ít muối hơn so với lượng đề cập ở trên. Cụ thể, 0,3 – 1,5g muối/ngày (trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ); dưới 3,2g muối/ngày (người trên 50 tuổi và bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp, bị thận).
Ăn ít muối đang là xu hướng bảo vệ sức khỏe nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Ăn ít muối không có nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn muối trong chế độ ăn Nhiều người bị nhầm lẫn giữa việc giảm muối và không ăn muối, khi loại bỏ muối ra khỏi chế độ ăn và nghĩ rằng như vậy sẽ tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, muối vẫn là khoáng chất cần thiết, giúp cân bằng lượng nước ở trong/ngoài tế bào và trong lòng mạch máu, duy trì các chức năng cơ thể. Nếu ăn quá ít muối hoặc không ăn muối có thể gây mệt mỏi, chán ăn, chuột rút, tụt huyết áp, chóng mặt, thiếu chất điện giải, phù nề toàn thân,…Do vậy, một chế độ ăn ít muối tốt cho sức khỏe là cung cấp đủ lượng muối theo như khuyến cáo, không ăn quá nhiều hoặc quá ít và không cắt bỏ muối hoàn toàn. |
2. Lợi ích của chế độ ăn hạn chế muối
Chế độ ăn giảm muối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như:
- Kiểm soát chỉ số huyết áp, phòng ngừa tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành.
- Cải thiện hệ tuần hoàn, giảm hàm lượng Natri trong máu và áp lực thẩm thấu trong lòng mạch. Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Hạn chế sự ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn HP (Helicobacter pylori). Tránh viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày.
- Ngừa suy thận nhờ giữ Protein trong nước tiểu ổn định, giảm áp lực lên thận.
- Cơ thể không bị phù nề và tích trữ nước.
3. “Bỏ túi” 3 cách xây dựng chế độ ăn ít muối giúp bảo vệ sức khỏe
Thay đổi thói quen ăn mặn đã gắn liền trong thời gian dài thật sự không dễ dàng. Để quá trình này bớt “khó khăn” hơn, bạn hãy bắt đầu một chế độ ăn hạn chế muối bằng cách áp dụng 3 điều dưới đây:
3.1 Sử dụng gia vị giảm mặn
Như đã chia sẻ ở trên, chúng ta không nên loại bỏ muối hoàn toàn, nhất là với người Việt Nam vốn có khẩu vị đậm đà và thói quen sử dụng nước mắm trong bữa ăn. Chính vì vậy trong thời gian gần đây, nước mắm giảm mặn ra đời với công thức độc đáo giảm bớt lượng muối nhưng vẫn giữ được vị ngon hài hòa vốn có. Sản phẩm không chỉ hợp khẩu vị với đại đa số người tiêu dùng, mà còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Gia vị giảm mặn – giải pháp tối ưu cho bữa ăn giúp bảo vệ sức khỏe.
3.2 Hạn chế tối đa các thực phẩm chế biến sẵn
Bạn có biết, 70% lượng Natri trong chế độ ăn đến từ các thực phẩm chế biến và đóng gói sẵn, chứ không đến trực tiếp từ muối không? Cuộc sống hiện đại và bận rộn khiến nhiều người có thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ đóng hộp vì tính tiện lợi, không mất nhiều thời gian chế biến. Pizza, gà rán, hamburger, các loại dưa chua, thực phẩm khô,…đều chứa rất nhiều muối, giúp kéo dài thời gian bảo quản và tăng sự ngon miệng khi ăn.
Vì thế, để giảm tiêu thụ muối, bạn cần hạn chế ăn các loại thực phẩm đã qua chế biến và đóng hộp. Chủ động nấu ăn tại nhà để dễ kiểm soát lượng muối và chất lượng món ăn. Trong trường hợp phải ăn ngoài, bạn có thể chọn món có rau củ, thịt gà, cơm trắng thay cho thịt nguội, phô mai, cơm chiên, xúc xích.
Dung nạp đồ ăn không tốt cho sức khỏe là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Sau đây là tổng hợp các loại thực phẩm tưởng chừng là vô hại nhưng lại là những món ăn bất lợi cho sức khỏe, cần…
3.3 Ưu tiên lựa chọn thực phẩm có hàm lượng muối thấp
Khi mua thức ăn, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần dinh dưỡng, chọn sản phẩm chứa ít Natri (dưới 5%). Ưu tiên mua thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến, đông lạnh như thịt cá. Chọn các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại đậu, sữa chua, sữa ít béo cho bữa ăn.
Ngoài ra, bạn có thể chọn các loại thực phẩm giàu Kali như khoai lang, khoai tây, dưa hấu, đậu đen, củ cải, cải bó xôi, nước sốt cà chua, đậu nành, bí đỏ. Kali là chất giúp giảm tác động tiêu cực của Natri đến huyết áp và loại bỏ lượng Natri dư thừa. Mức Kali được khuyến nghị tiêu thụ là 4700mg/ngày đối với thanh thiếu niên và người lớn.
Như vậy, để bảo vệ sức khỏe tối ưu, xây dựng chế độ ăn ít muối là điều nên làm. Đặc biệt là với những người có tiểu sử bị bệnh về tim mạch, huyết áp, thận, dạ dày và trẻ nhỏ, người cao tuổi. Hãy lựa chọn thực phẩm ít muối, tránh xa đồ ăn chế biến sẵn và sử dụng gia vị giảm mặn, góp phần đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
>>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn nhạt có thực sự tốt cho sức khỏe không?