Điểm danh 10 loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe bạn nên hạn chế

Dung nạp đồ ăn không tốt cho sức khỏe là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Sau đây là tổng hợp các loại thực phẩm tưởng chừng là vô hại nhưng lại là những món ăn bất lợi cho sức khỏe, cần loại bỏ khỏi thực đơn hằng ngày.

1. Thức ăn nhanh, chế biến sẵn

Thức ăn nhanh, chế biến được tiêu thụ nhiều vì tính tiện lợi và rẻ tiền. Nhưng đây lại là loại thức ăn tiềm ẩn nhiều tác hại đối với sức khỏe. Sử dụng đồ ăn nhanh chứa nhiều calo, chất béo gây tăng cân nhanh chóng, béo phì, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ gãy xương vì chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể quá lớn. Ngoài ra, lượng chất béo quá nhiều trong thực phẩm chế biến sẵn làm tăng lượng cholesterol xấu, cũng như nguy cơ mắc bệnh tim, đái tháo đường, gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Không chỉ tác động xấu đến sức khỏe, thức ăn nhanh cũng là nguyên nhân làm tình trạng da trở nên xấu hơn, dễ bị lão hóa, gây mụn trứng cá. 

Để tránh gây những tác hại xấu như thế cho cơ thể, bạn nên hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, chế biến sẵn có nhiều calo. Trong trường hợp tiêu thụ loại thực phẩm này thì nên bổ sung thêm rau xanh, trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.

đồ ăn không tốt cho sức khỏe

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn đứng đầu trong danh sách những đồ ăn không tốt cho sức khỏe.

2. Đồ ăn chứa nhiều đường

Tiêu thụ thức ăn thừa đường làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, béo phì, tiểu đường. Đồng thời, tiêu thụ nhiều đường là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về gan. Thêm nữa, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Canada, dung nạp nhiều đồ ăn ngọt làm tăng nguy cơ rối loạn nội tiết tố sinh dục ở nam và nữ. Từ đó gây ra tình trạng nổi mụn trứng cá, u xơ, vô sinh, thậm chí là ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, chế độ ăn thiên ngọt làm tăng tính axit trong ống tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn độc hại phát triển. Chưa kể, thói quen ăn ngọt nâng cao nguy cơ bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến sức khỏe của não, tim mạch và gây lão hóa da.

Do đó, bạn nên giảm bớt lượng đường nêm nếm trong khẩu phần ăn, giảm ăn đồ ngọt, bánh kẹo… Đồng thời, đừng quên duy trì chế độ ăn uống khoa học kết hợp nhiều nhóm chất cân bằng dinh dưỡng.

3. Đồ ăn quá mặn 

Thực phẩm thiên mặn thuộc nhóm đồ ăn không tốt cho sức khỏe. Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) công bố 62% các ca đột quỵ não xuất phát từ nguyên nhân thường xuyên ăn đồ ăn thừa muối. Ngoài ra, ăn nhiều muối trong thời gian dài dễ gây ra các bệnh về tim mạch, bệnh thận. Bên cạnh đó, ăn thừa muối còn là nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm loét tá tràng và dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày. 

Với những tác hại xấu vừa kể trên, mỗi người nên cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn uống mỗi ngày (Bộ Y Tế khuyến nghị lượng muối tiêu chuẩn là 5g/ngày). Có thể thực hiện bằng cách như nêm ít muối, hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ hộp, sử dụng nước chấm có hàm lượng muối thấp,… 

Hiện nay, nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng nước mắm giảm mặn để bảo vệ sức khỏe. Đây là sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn so với nước mắm cốt nhưng vẫn vị đậm đà, nhờ đó không làm thay đổi khẩu vị đột ngột và giữ được hương vị thơm ngon của bữa cơm. 

những món ăn không tốt cho sức khỏe

Hiện nay trên thị trường đã có loại nước mắm giảm mặn giúp người tiêu dùng cải thiện chất lượng bữa ăn cho gia đình.

4. Thức ăn đóng hộp, đã qua chế biến

Đây cũng là thực phẩm nằm trong danh sách những thức ăn không tốt cho sức khỏe. Bởi vì quá trình đóng hộp thức ăn cần giữ ở nhiệt độ cao nên một số loại vitamin tan trong nước như Vitamin B và C có thể bị phá hủy. Đồng thời, muối, đường và chất bảo quản thực phẩm đôi khi sẽ được thêm vào trong quá trình đóng hộp với hàm lượng lớn, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe như tăng huyết áp, béo phì, bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.

Mặt khác, sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, thịt xông khói, đồ muối chua thường được tẩm ướp nhiều muối có thể dẫn đến nhiều bệnh mãn tính như huyết áp cao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, ung thư ruột và dạ dày. Vì thế, để phòng tránh bệnh tật, bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm tươi sống, hạn chế sử dụng đồ đóng hộp, đã qua chế biến sẵn. Trong trường hợp cần dùng thực phẩm đóng hộp, bạn chỉ nên lựa chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín với thành phần dinh dưỡng rõ ràng, có lượng đường thấp và chứa ít muối.

5. Bơ và dầu thực vật

Các nghiên cứu tại các quốc gia Bắc Âu đã chứng minh việc tiêu thụ nhiều bơ thực vật làm tăng nguy cơ béo phì, xơ vỡ thành mạch, tai biến não, tiểu đường dạng 2 và các bệnh ung thư. Song song, việc dùng nhiều dầu thực vật (cụ thể là trên mức nhu cầu 5,5g dầu/ngày), nhất là dầu thực vật hydro hóa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa, béo phì, đái tháo đường, ung thư,..

Dù vậy, nếu sử dụng ở mức vừa phải, bơ và dầu thực vật đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Do đó, bạn cần chú ý đến liều lượng khi dùng. Nếu đang mắc các bệnh như mỡ trong máu, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường,… thì nên dùng dầu và bơ thực vật cùng với chế độ ăn nhiều rau xanh, củ quả. Ngoài ra, nên chọn bơ và dầu thực vật có thương hiệu uy tín để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

6. Thực phẩm biến đổi gen (GMO)

Thực phẩm biến đổi gen là những thực phẩm được thay đổi cấu trúc gen nhờ vào sự tác động của con người. Ban đầu, mục đích tạo ra loại thực phẩm này được đánh giá cao với hiệu quả nâng cao sản lượng và năng suất thu hoạch. Tuy vậy, ăn thực phẩm biến đổi gen làm tăng nguy cơ dị ứng hoặc kích hoạt các gen không mong muốn làm rối loạn quá trình chuyển hóa. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại khả năng thấp các gen kháng thuốc từ thực phẩm biến đổi gen chuyển sang vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa hoặc dẫn đến tình trạng nhiễm các gen lạ.

Vì vậy, so với việc sử dụng thực phẩm biến đổi gen tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe, bạn nên dùng thực phẩm được chứng nhận hữu cơ và xác nhận không biến đổi gen.

thức ăn không tốt cho sức khỏe

Thực phẩm biến đổi gen dù mang lại hiệu quả về sản lượng và năng suất nhưng lại là một trong những đồ ăn không tốt cho sức khỏe.

7 Nội tạng động vật

Nội tạng động vật bao gồm gan, tim, cật, lòng, não…. Dù rằng, nội tạng động vật chứa nhiều dưỡng chất và vitamin, nhưng đây cũng là loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Theo đó, tiêu thụ thức ăn có nhiều chất béo bão hòa (vượt ngưỡng tiêu thụ 5-6% lượng calo cần thiết mỗi ngày) có thể gây hại cho tim mạch. Hơn nữa, quy trình chế biến nội tạng động vật không hợp vệ sinh dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn có hại, giun sán cũng là điều đáng lo ngại. 

Để ngăn chặn những nguy cơ gây bệnh cho sức khỏe như thế, người tiêu dùng nên lựa chọn mua nội tạng động vật ở nơi có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, cũng như chế biến và bảo quản hợp vệ sinh. Đồng thời, người trưởng thành chỉ nên ăn 50-70g mỗi lần, từ 2-3 lần trong tuần. Trẻ em chỉ nên ăn khoảng 30-50g mỗi lần, với tần suất 2 lần mỗi tuần. Đặc biệt, người già hoặc người mắc bệnh béo phì, tim mạch nên hạn chế ăn nội tạng động vật.

8. Thực phẩm từ bột mì tinh chế

Bột mì tinh chế là nguyên liệu phổ biến để làm bánh mì, bánh ngọt,… Theo kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cancer Epidemiology, thói quen tiêu thụ nhiều bột mì tinh chế làm gia tăng tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ lên đến 220%. Nguyên nhân là do lượng đường cao trong carbohydrate tinh chế làm tăng đường huyết trong cơ thể, dẫn đến tình trạng lây lan của các tế bào ung thư. Ngoài ra, chế độ ăn bột mì tinh chế ít chất xơ tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì, ung thư đại tràng, tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề liên quan đến tiêu hóa khác.

Để tốt cho sức khỏe, bạn nên hạn chế hấp thụ nhiều carbohydrate tinh chế tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu carbohydrate nguyên chất lành mạnh như trái cây, rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên hạt và đậu. 

những đồ ăn không tốt cho sức khỏe

Thay vì sử dụng bột mì tinh chế được cho là loại đồ ăn không tốt cho sức khỏe, bạn nên sử dụng các thực phẩm giàu carbohydrate nguyên chất lành mạnh.

9. Đồ uống chứa ga, cồn và caffeine

Theo nghiên cứu trên 1550 người, ngay cả nước ngọt dành cho người ăn kiêng cũng làm tăng 41% nguy cơ thừa cân, béo phì. Điều này chứng tỏ bất kỳ loại nước ngọt nào cũng tiềm ẩn nguy gây tăng cân, làm giảm khả năng đốt cháy mỡ của cơ thể. Chưa kể, tiêu thụ nhiều nước có ga cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Bên cạnh đồ uống có ga, thức uống chứa cồn cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rượu là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra 30 loại bệnh không lây nhiễm và gần 200 loại bệnh khác. Uống rượu bia cũng là nguyên nhân đứng thứ ba dẫn đến tử vong sớm và tàn tật. Ngoài ra, lạm dụng đồ uống chứa cafein cũng dễ gây căng thẳng, mất ngủ, tăng nhịp tim và hô hấp,… gây hại cho sức khỏe.

Vì thế, bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa ga, cồn và caffeine, kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động thể chất thích hợp để duy trì sức khỏe ổn định.

Nhìn chung, ngoài việc giảm lượng tiêu thụ đồ ăn không tốt cho sức khỏe, bạn đừng quên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý. Đặc biệt nên hạn chế ăn mặn, khuyến cáo sử dụng gia vị ít muối như nước mắm giảm mặn để cho gia đình bữa ăn vừa ngon miệng vừa có lợi cho sức khỏe.

>>> Có thể bạn quan tâm: Top 15 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua

Bài cùng chuyên mục