6 cách ngăn ngừa đột quỵ bạn nên biết càng sớm càng tốt

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý tổn thương não bộ nghiêm trọng, thường xảy ra đột ngột và có thể gây nhiều di chứng hoặc tử vong, nếu không được sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhưng trong thời đại hiện nay, bệnh chủ yếu do lối sống thiếu khoa học gây nên.

Tốt nhất, để giảm nguy cơ đột quỵ mỗi người hãy bắt đầu bằng việc điều chỉnh lối sống ngay hôm nay. Cùng tham khảo các cách ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả được chia sẻ dưới đây.

1. Kiểm soát các bệnh nền liên quan

Ít ai ngờ rằng, các bệnh nền tiểu đường, cao huyết áp, tăng cholesterol… lại có mối liên quan mật thiết với đột quỵ. Cụ thể:

– Bệnh tiểu đường, tăng cholesterol

Tỷ lệ đột quỵ liên quan đến hai bệnh nền này đang ở ngưỡng đáng báo động, trong khi đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 1,5 lần thì có đến 48% trường hợp đột quỵ là do tăng mỡ máu. Theo đó, bệnh tiểu đường làm giảm lượng “cholesterol tốt” HDL, tăng “cholesterol xấu” LDL và triglycerid. Mức HDL thấp kết hợp với triglycerid cao sẽ làm xơ vữa động mạch phát triển gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các cơn đau tim và đột quỵ.

– Cao huyết áp

Huyết áp tăng cao làm tăng áp lực lên các động mạch ở não, làm cho thành mạch bị phình giãn, hoặc co cứng lại mất tính đàn hồi gây hẹp tắc lòng mạch. Mặt khác, nếu áp lực dòng máu đột ngột tăng cao (gặp trong những cơn cao huyết áp ác tính), có thể làm cho mạch máu vỡ ra gây xuất huyết não.

cách ngăn ngừa đột quỵ

Tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao là những bệnh lý có tác động qua lại làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp nhiều lần.

Cách kiểm soát bệnh nền để ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả là nên thường xuyên theo dõi chặt chẽ đường huyết, những chỉ số đông máu, chỉ số cholesterol, triglycerid, huyết áp không bị tăng vọt hay giảm quá mức theo nguyên tắc điều trị của bác sĩ. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường cần thăm khám kịp thời, nhằm phòng tránh biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

>>> Bài viết có liên quan: Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp hiệu quả

2. Nói “không” với chất kích thích

Đây là “sát thủ” hàng đầu gây đột quỵ ở người trẻ nhưng lại rất ít được chú ý. Theo thống kê, có khoảng 50% trường hợp đột quỵ là do hút thuốc lá thường xuyên. Các chất độc trong thuốc lá sau khi hấp thu vào phổi sẽ di chuyển đến máu, từ đó phá hủy các tế bào trong cơ thể, tăng nguy cơ xơ vữa, tổn thương mạch máu não. Mặt khác, những người hay sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia) sẽ làm tăng khả năng mắc chứng cao huyết áp và ảnh hưởng xấu đến tim mạch, khiến nguy cơ bị đột quỵ lên đến 38%.

giảm nguy cơ đột quỵ

Sử dụng các chất kích thích có thể làm gia tăng chảy máu não.

Do đó, nếu bạn chưa từng sử dụng các thức uống có cồn hay hút thuốc lá, thì đừng bao giờ thử. Nếu đang có những thói quen trên, hãy tập cai dần và chấm dứt hẳn. Bằng cách giảm từ từ số lượng điếu thuốc, tập nhai kẹo cao su, kết hợp dùng sản phẩm cai thuốc như viên ngậm nicotine, miếng dán… Đồng thời, kiểm soát lượng uống ở mức thấp nhất không quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần.

3. Tích cực luyện tập thể dục

Cách ngăn ngừa đột quỵ đơn giản mà hiệu quả nhất là tập thể dục thường xuyên, nhằm làm giảm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như huyết áp cao, béo phì, xơ vữa động mạch.

Người bệnh nên dành khoảng 30 phút/ngày để luyện tập các bài thể dục ở cường độ vừa phải như đi dạo sau bữa tối, tham gia một câu lạc bộ thể dục với bạn bè, đi thang bộ thay vì thang máy, tập thể dục nhịp điệu… Nếu không thể tập liên tục 30 phút, bạn có thể chia nhỏ thành 10-15 phút/lần và thực hiện 2-3 lần/ngày.

những cách làm giảm nguy cơ đột quỵ

Cùng nhau luyện tập thể dục thể thao vừa giúp giảm nguy cơ đột quỵ, vừa nâng cao sức khỏe tinh thần, gắn kết các thành viên trong gia đình.

4. Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt

Theo Tiến sĩ Ramin Zand, một nhà thần kinh học mạch máu cho biết: Sức khỏe tim mạch và đột quỵ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vì thế, nếu tăng cường các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng tốt cho tim mạch có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ rất cao.

Cách ngăn ngừa đột quỵ bằng thực phẩm như sau:

  • Tăng cường trái cây và rau quả là quyết định thông minh, chúng ít chất béo nhưng giàu chất xơ và chất chống oxy hóa giúp giảm viêm và ngăn ngừa tích tụ mảng bám trong động mạch. Trong đó, thực phẩm giàu magie như rau bina (rau chân vịt), thực phẩm giàu kali như khoai lang, chuối, cà chua, mận khô và đậu nành có thể giúp bạn duy trì huyết áp, kiểm soát cân nặng và giữ cho trái tim khỏe mạnh.
  • Lựa chọn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, lúa mạch và kiều mạch có nhiều chất xơ, vitamin B (bao gồm folate và thiamin), magiê và sắt – tất cả đều cải thiện sức khỏe tim mạch, có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ.

cách ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả

Chế độ ăn uống lành mạnh tiêu thụ nhiều rau, chất xơ và ít đường, chất béo có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ lên đến 10%.

5. Giảm tiêu thụ muối giúp ngăn ngừa đột quỵ

Thói quen ăn mặn, ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Khi nạp một lượng lớn muối vào cơ thể sẽ gây nên hiện tượng thừa natri, khiến cơ thể khát nước. Lúc này việc bổ sung nước làm thể tích tuần hoàn tăng, tạo áp lực lớn lên mạch máu, dẫn đến huyết áp cao và chuyển biến thành đột quỵ.

Chính vì thế, cách tốt nhất để ngăn chặn các cơn đau tim và giảm huyết áp hiệu quả là thực hiện chế độ ăn ít muối, chẳng hạn như giảm dần lượng muối và gia vị khi nêm nếm, hạn chế dùng các món kho, rim, rang hay thực phẩm chế biến sẵn (mì gói, giò chả, mắm tôm, dưa cà…), và ưu tiên sử dụng nước mắm giảm mặn để cắt giảm bớt lượng muối dung nạp, nhưng vẫn giữ tròn hương vị thơm ngon và sự đậm đà cho bữa ăn.

những cách ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả

Cắt giảm lượng muối tiêu thụ, lựa chọn sử dụng nước mắm giảm mặn… là cách ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả, bảo vệ sức khỏe cho cả nhà.

6. Giữ chỉ số khối cơ thể thấp hơn 25

Chỉ số khối cơ thể (BMI) được tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Nếu chỉ số BMI trên 25 là bị béo phì, cần giảm ngay cân nặng. Bởi theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Italy được đăng tải trên Tạp chí “Stroke – Đột quỵ” cho thấy, những người bị thừa cân có nguy cơ mắc các chứng đột quỵ do thiếu máu cục bộ cao hơn 22% so với người có trọng lượng bình thường, trong khi đó những người bị béo phì có nguy cơ cao hơn tới tận 64%.

các cách ngăn ngừa đột quỵ

Thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng đến vóc dáng mà còn làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh nghiêm trọng khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp và đặc biệt là đột quỵ.

Tốt nhất, để kiểm soát và giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức thấp hơn 25, mỗi người nên có chế độ ăn hợp lý: Tránh ăn mỡ, nội tạng động vật, hạn chế đồ ngọt, bánh, rượu bia, giảm tinh bột “xấu” như cơm, mì, phở, bún…; ăn nhiều rau củ (khoai lang, su hào, cà rốt, súp lơ,…), các loại hạt hướng dương, bí, hạnh nhân. Song song đó, cần tăng cường vận động thể chất (như đi bộ, đạp xe, bơi, tập aerobic) để tiêu hao năng lượng và giúp các cơ quan, các tuyến nội tiết, tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Hy vọng những thông tin hữu ích trong bài viết đã giúp bạn nắm được cách ngăn ngừa đột quỵ đơn giản mà hiệu quả tại nhà. Đột quỵ có thể gây tử vong hoặc làm giảm thể chất và tâm thần, vì thế hãy thay đổi lối sống ngay hôm nay để phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục