Song song với quá trình điều trị và vật lý trị liệu cho bệnh nhân, việc bổ sung đủ dưỡng chất cho người bị đột quỵ cũng rất quan trọng. Thực đơn cho người bị đột quỵ nên cung cấp đủ năng lượng, dễ tiêu hóa và không làm ảnh hưởng việc điều trị. Cùng tham khảo top 3 thực đơn cho người bị đột quỵ nhanh phục hồi sức khỏe dưới đây.
Mục lục
1. Nguyên tắc dinh dưỡng dành cho người bị đột quỵ
Đột quỵ là tình trạng thiếu máu lên não khiến các tế bào não bị tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí chết đột ngột. Hiện tượng thiếu máu lên não gây ra bởi sự tắc nghẽn lưu lượng máu hoặc vỡ động mạch máu não – những biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp. Do đó thực đơn cho người bị đột quỵ nên hướng đến nguyên tắc điều hòa huyết áp và ngăn chặn quá trình viêm.
1.1 Thực phẩm tốt cho người bị đột quỵ
– Thực phẩm giàu Kali: Với khả năng làm giảm lực co bóp, giảm tính chịu kích thích và tính dẫn truyền lên cơ tim, Kali giữ cho nhịp tim ổn định, điều hòa huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Trung bình một ngày người trưởng thành cần bổ sung 4.700mg Kali. Các loại thực phẩm giàu Kali bao gồm chuối, bơ, mơ khô, khoai tây,… và những loại rau quả như dưa leo, nấm, củ dền, cam, dưa hấu,…
– Thực phẩm giàu Magie: Magie là khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho hoạt động chức năng của tim, giúp giảm nhu cầu oxy của cơ tim và ổn định huyết áp. Nhu cầu Magie một ngày của một người trưởng thành khoảng từ 350 – 400mg. Có thể bổ sung Magie từ hạt điều, rau bina, hạt bí ngô, chocolate đen, đậu nành, đậu lăng,…
– Thực phẩm giàu Lycopene: Các nhà khoa học Phần Lan đã kết luận hàm lượng Lycopene trong cơ thể càng cao thì nguy cơ đột quỵ càng giảm. Nguyên nhân là vì Lycopene có khả năng giảm viêm và ngăn ngừa nguy cơ đông máu nội mạch – các yếu tố có thể dẫn đến một cơn đột quỵ. Nên bổ sung Lycopene mỗi ngày qua các loại trái cây đỏ và rau xanh như ổi, dưa hấu, đu đủ, cà chua, bưởi hồng,…
– Thực phẩm giàu Omega-3: Các loại cá béo (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…), hàu và quả óc chó là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào. Loại acid béo này rất hiệu quả trong việc điều hòa huyết áp và loại bỏ LDL-Cholesterol, nhờ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ cũng như các vấn đề thần kinh khác.
Bổ sung mỗi ngày 850mg Omega-3 vào thực đơn cho người bị đột quỵ giúp giảm 45% trường hơp tử vong
– Thực phẩm giàu chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu, kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa đột quỵ. Nguồn bổ sung chất xơ tốt nhất là trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
– Thực phẩm giàu chất đạm: Đạm giúp thúc đẩy vận chuyển máu đi khắp cơ thể và làm giảm nguy cơ đột quỵ. Trứng, cá béo, sữa tách kem, sữa chua, cây họ đậu, thịt nạc xay,… là nguồn cung cấp dồi dào chất đạm lành mạnh, ít béo, ít cholesterol, được khuyến khích có mặt trong thực đơn cho người bị đột quỵ.
Đột quỵ gần đây là một nỗi lo lắng của nhiều người khi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và nguy cơ tăng cao khi già đi. Thực tế, có một số thực phẩm phòng chống đột quỵ mà bạn nên bổ sung từ sớm để giảm thiểu…
1.2 Thực phẩm người bị đột quỵ nên kiêng
– Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Chất béo bão hòa là nguyên nhân làm tăng cholesterol máu, tăng hình thành các mảng xơ vữa động mạch và tăng nguy cơ đột quỵ. Vì thế cần kiểm soát lượng chất béo bão hòa ăn vào xuống dưới 6% tổng lượng calo hằng ngày.
Bơ, phô mai, thịt đỏ, sữa nguyên kem, dầu dừa, dầu cọ,… là những thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa
– Thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa: Còn nguy hiểm hơn chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa chứa rất ít HDL-C (Cholesterol tốt) và tăng hấp thụ LDL-C (Cholesterol xấu). Việc mất cân bằng cholesterol lâu ngày làm tăng nguy cơ phát bệnh tim mạch, đột quỵ. Chất béo chuyển hóa được tìm thấy nhiều trong thực phẩm chiên, xào, bơ thực vật và đồ ăn nhanh như bánh quy ngọt, khoai tây chiên,…
– Giảm thực phẩm nhiều đường: Tiêu thụ đường quá mức có thể tăng khả năng mắc tiểu đường type 2, cùng với tăng huyết áp và rối loạn mỡ máu là những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Cần hạn chế ăn nhiều bơ đậu phộng, khoai tây chiên, sốt rau quả đóng hộp, trái cây sấy khô,… là những thực phẩm nhiều đường hơn bạn nghĩ.
– Thực phẩm chứa nhiều cholesterol: Cholesterol trong máu cao sẽ tăng tạo các mảng xơ vữa, lâu ngày dễ dẫn đến các cơn đau thắt ngực, tăng huyết áp và đột quỵ. Do đó nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như gà rán, khoai tây chiên, thịt xông khói, hamburger, xúc xích,…
Theo hiệp hội Đột quỵ TP.HCM, việc giảm lượng Cholesterol xấu trong cơ thể giúp giảm 27% nguy cơ đột quỵ
– Cắt giảm thực phẩm giàu Natri trong chế độ ăn uống: Theo WHO, thói quen ăn mặn là tác nhân gây ra 62% các ca đột quỵ não và 49% trường hợp nhồi máu cơ tim. Thay vì cho quá nhiều muối, thực đơn cho người bị đột quỵ nên sử dụng các loại nước mắm giảm mặn, cắt giảm thực phẩm giàu Natri (thịt nguội, súp đóng hộp, bánh mỳ, phô mai, các loại gia vị,…) để giảm thiểu rủi ro không đáng có.
Nước mắm giảm mặn, với lượng muối ít hơn nhưng đảm bảo hương vị đậm đà, tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh nguy hiểm do thói quen ăn mặn
– Thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn: Trái cây, rau, đậu chế biến sẵn và súp, thịt, cá đóng hộp là nhóm thực phẩm chứa nhiều muối nhằm bảo quản lâu và duy trì hương vị. Việc tiêu thụ muối nhiều khiến lượng Natri máu tăng, dẫn đến thể tích lòng mạch tăng, lòng mạch máu thu hẹp, cản trở dòng máu lưu thông làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quy.
Đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý tổn thương não bộ nghiêm trọng, thường xảy ra đột ngột và có thể gây nhiều di chứng hoặc tử vong, nếu không được sơ cứu đúng cách và chữa trị kịp thời. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn…
1.3 Nguyên tắc chế biến và ăn uống dành cho người bị đột quỵ
Việc xây dựng thực đơn cho người bị đột quy phải tuân theo những quy tắc sau:
- Thức ăn phải dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa,…
- Không ăn quá no, chia nhỏ bữa, phân bố đều 3 – 4 bữa một ngày.
- Lượng muối tiêu thụ dưới 4 – 5 gam một ngày.
- Với người ăn uống được: Ăn uống như người bình thường, chú ý bổ sung dưỡng chất cân đối và đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
- Với người không ăn được: Nuôi ăn qua ống thông mũi hoặc thông dạ dày. Mỗi ngày cung cấp khoảng 1.800 – 2.000 ml sữa hoặc 1 lít cháo xay. Ngoài ra nên bổ sung thêm 750 – 1500ml bột dinh dưỡng cao năng lượng.
2. Tổng hợp thực đơn cho người bị đột quỵ
2.1 Thực đơn buổi sáng cho người bị đột quỵ:
- Món trứng quấy bông Scrambled eggs:
Nguyên liệu:
- 1/2 thìa cà phê dầu hạt cải hoặc dầu ngô.
- 5 quả trứng lớn.
- 2 lòng trắng trứng lớn.
- Phô mai.
Cách làm:
- Cho trứng và lòng trắng trứng vào một tô lớn, đánh trứng thật mạnh trong 15 – 20 giây cho đến khi sủi bọt và mịn.
- Đổ dầu vào chảo chống dính, đun dầu ở lửa vừa.
- Đổ hỗn hợp trứng vào chảo, để yên 5 – 10 giây cho đến khi hỗn hợp đông nhẹ.
- Dùng muỗng khuấy đều liên tục trong 2 – 3 phút cho đến khi hỗn hợp đặc lại.
Lưu ý: Nên tắt bếp sớm hơn một chút so với độ đặc mà bạn muốn ăn, vì trứng vẫn tiếp tục được nấu trong lòng chảo nóng.
- Ngoài ra, vào buổi sáng người bệnh cũng có thể ăn các món có tính hàn như bánh mỳ, sữa lúa mạch, cháo, súp,… sẽ giúp ổn định huyết áp, rất tốt cho bệnh nhân đột quỵ.
Nên bổ sung món cháo vào thực đơn cho người bị đột quỵ, vừa dễ ăn vừa giúp ổn định huyết áp
2.2 Thực đơn cho người bị đột quỵ vào buổi trưa và tối:
Nguyên tắc:
- Đảm bảo bổ sung đủ thịt nạc (không quá 150g), cá, rau xanh và trái cây.
- Thịt bò chứa nhiều protein rất tốt cho bệnh nhân sau đột quỵ.
- Rau màu xanh đậm chứa nhiều chất xơ, giúp tăng cường máu lưu thông lên não, ổn định huyết áp.
- Nên luộc hoặc hấp đồ ăn, hạn chế tối đa dầu mỡ.
Món cá hồi nướng chanh giấy bạc (Baked Salmon).
Nguyên liệu:
- 1 quả chanh lớn.
- Cá hồi phi lê làm sạch xương và da, rửa sạch và lau khô.
- 1 thìa cà phê dầu ô liu
- 1/4 thìa cà phê muối
- 1/4 thìa cà phê tiêu
- Ngải giấm tươi.
- Mùi tây tươi hoặc vò nát.
Hướng dẫn:
- Làm nóng lò ở 177°C, lót tấm giấy bạc lên đĩa và xịt nước nhẹ.
- Xếp bốn lát chanh vào đĩa, đặt một miếng cá phi lê lên mỗi lát chanh.
- Vắt hai miếng chanh lên mình cá, đổ dầu vào cá.
- Rắc muối và tiêu kèm một nhánh ngải giấm lên trên mỗi miếng phi lê.
- Gói lỏng giấy bạc lại (để có chỗ cho nhiệt lưu thông làm chín cá). Dán chặt các mép giấy bạc.
- Nướng trong vòng 20 đến 25 phút.
- Dùng nĩa chọc vào kiểm tra, nếu cá chín sẽ dễ bong vảy và có thể lấy ra.
- Nếu cá chưa đủ chín, đóng giấy bạc lại và nướng thêm 3 – 5 phút.
- Cuối cùng, chuyển cá ra đĩa, rắc mùi tây vào và thưởng thức.
Lưu ý: Miếng cá phi lê dày khoảng 1 inch sẽ dễ chín hơn, cần ít thời gian nấu hơn miếng cá dày 2 inch.
Món salad trứng và bơ (Egg and Avocado Salad)
Nguyên liệu:
- 4 quả trứng luộc chín, cắt đôi.
- Đậu cô ve luộc, để ráo.
- Quả bơ vừa, chia làm 2 nửa.
- 3/2 muỗng cà phê giấm trắng.
- ¼ muỗng cà phê muối.
- ⅛ muỗng cà phê tiêu.
- 4 lá xà lách lớn.
Hướng dẫn:
- Dùng thớt cắt trứng đến khi nhuyễn.
- Xay mịn hỗn hợp đậu cô ve, bơ, giấm, muối và hạt tiêu trong 15 giây.
- Khuấy đều trứng và 1/2 quả bơ còn lại.
- Trộn đều các hỗn hợp lại và thưởng thức.
Lưu ý: Cứ để bơ trái trong tủ lạnh tới khi cần hãy lấy ra dùng, để tránh làm bơ bị chảy.
Món salad trứng và bơ rất thích hợp để bổ sung vào thực đơn cho người bị đột quỵ
Nguyên tắc dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn cho người bị đột quỵ là bổ sung đủ chất, thức ăn dễ tiêu hóa, kiêng chất béo, giảm đường và giảm mặn. Việc kết hợp chế độ hợp lý với lối sống tích cực sẽ giúp hạn chế sự tiến triển của bệnh, ngăn ngừa các nguy cơ xấu và đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
>>> Xem thêm: