Đột quỵ gần đây là một nỗi lo lắng của nhiều người khi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và nguy cơ tăng cao khi già đi. Thực tế, có một số thực phẩm phòng chống đột quỵ mà bạn nên bổ sung từ sớm để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim và tai biến mạch máu não. Hãy tham khảo ngay 4 nhóm thực phẩm dưới đây!
Mục lục
1. Thức ăn nạp vào người có liên quan gì với đột quỵ?
Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây ra đột quỵ đặc biệt là chế độ ăn uống hàng ngày. Thức ăn chúng ta nạp vào cơ thể có tác động rất lớn trong việc làm tăng nguy cơ đột quỵ:
– Ăn nhiều thực phẩm chứa cholesterol xấu tích tụ trên thành động mạch, tạo thành vật cản gây tắc nghẽn mạch máu não.
– Dư thừa calories dẫn đến thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch và nguy hiểm nhất là bị đột quỵ.
– Hút thuốc: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch, làm tăng huyết áp. Đây đều là những bệnh dễ gây đột tử.
– Chế độ ăn không khoa học, mất cân bằng dinh dưỡng, lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nếu ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh.
2. Điểm danh 10 thực phẩm phòng chống đột quỵ
Để bạn đọc dễ phân loại và lên thực đơn cho người bị đột quỵ, những thực phẩm dưới đây sẽ được chia thành 4 nhóm chất thiết yếu:
2.1. Nhóm thực phẩm giàu Kali
Kali là một khoáng chất có thể cân bằng nồng độ Natri trong máu, nhờ vậy có thể làm giảm huyết áp cao – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Dưới đây là những thực phẩm giàu kali bạn nên biết:
- Chuối
Chuối là một loại trái cây được biết đến là giàu kali. Ăn chuối mỗi ngày góp phần tăng cường trí nhớ và điều hòa huyết áp ổn định. Theo khuyến cáo, nhu cầu về kali ở người lớn khoảng 4 gam / ngày và ở trẻ em khoảng 1 gam / ngày.
Ăn chuối mỗi ngày để bổ sung kali và ổn định đường huyết.
- Mơ khô
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nồng độ kali thấp là do huyết áp cao hoặc tăng huyết áp, có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ nếu không được kiểm soát. Chỉ cần ăn một cốc mơ khô (chứa khoảng 1,511 miligam kali) mỗi ngày có thể ổn định đường huyết và giảm nguy cơ đột quỵ.
- Quả bơ
Một cốc bơ xay nhuyễn chứa khoảng 1.116 miligam kali, tương đương khoảng 24% nhu cầu hàng ngày của bạn. Chưa kể, bơ chứa nhiều axit béo có lợi tăng cholesterol tốt HDL đồng thời giảm cholesterol gây tắc nghẽn động mạch (LDL).
2.2. Nhóm thực phẩm chứa Magie
Magie là một khoáng chất vi lượng quan trọng có tác dụng giữ cho xương chắc khỏe, thúc đẩy các xung thần kinh và ngăn ngừa đột quỵ. Trên thực tế, theo một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng lượng magie cao hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ.
- Socola đen
Một nghiên cứu chỉ ra rằng tiêu thụ đến sáu phần Socola đen mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, tiểu đường và đột quỵ. Những lợi ích này nhờ socola đen có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa, chất xơ, sắt, magie cao giúp mở các mạch máu và giảm huyết áp.
Ăn chocolate đen giảm nguy cơ đột quỵ và chống lão hóa.
- Các loại hạt
Các loại hạt đặc biệt nhiều magie bao gồm hạnh nhân, hạt điều và hạt Brazil, hạt bí ngô, quả hồ đào, hạt hướng dương, đậu phộng và hạt lanh. Chẳng hạn, một hạt điều 28 gam chứa 82 mg magie. Ngoài ra, các loại hạt có khả năng chống viêm, có lợi cho sức khỏe của tim và có thể làm giảm sự thèm ăn giúp giảm cân hiệu quả.
- Đậu phụ
Đậu phụ là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn chay do hàm lượng protein cao. Nhưng không ai ngờ rằng đậu phụ cũng là một thực phẩm giàu magie. Một khẩu phần 100 gam đậu phụ chứa 53 mg magiê và 10 gam protein.
2.3. Nhóm trái cây bổ sung Lycopene
Các loại quả có sắc tố hồng như ổi đỏ, cà chua chứa nhiều Lycopene – Chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị đột quỵ. Lycopene có thể làm giảm mức độ tổn thương gốc tự do, nồng độ cholesterol xấu LDL và cholesterol toàn phần và tăng lượng cholesterol HDL tốt. Do đó, nó giúp giảm nguy cơ phát triển hoặc tử vong sớm do bệnh tim mạch.
- Cà chua khô
Cứ mỗi 100gr cà chua khô chứa khoảng 45,9 miligam Lycopene. Thông thường, cà chua phơi khô chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn nước ép cà chua (21.8mg /100gr nước ép) vì cà chua khô được phơi nắng đã mất đi phần lớn hàm lượng nước giúp tập trung hương vị và chất dinh dưỡng.
Cà chua sấy khô là thực phẩm chứa nhiều hàm lượng Lycopene nhất.
- Quả ổi
Khoảng 100 gam trái cây nhiệt đới này chứa 5,2 miligam lycopene. Hãy bổ sung ổi vào bữa tráng miệng của bạn 1 – 2 khẩu phần trong tuần.
- Dưa hấu
Dưa hấu cũng là một loại quả chứa nhiều Lycopene. Ước tính trong 100 gam dưa hấu chứa khoảng 4.5 mg Lycopene. Loại quả này còn bổ sung nước cho cơ thể rất thích hợp ăn vào mùa hè nắng nóng.
2.4. Nhóm thức ăn giàu Omega 3
Axit béo Omega-3 có khả năng hỗ trợ sức khỏe rất tốt trong việc bảo vệ hệ tim mạch như tác dụng hạ huyết áp, làm chậm quá trình hình thành mảng bám ở mạch máu, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, đột quỵ hay giảm nguy cơ đột tử do bệnh tim…Dưới đây là những thực phẩm giàu Omega 3.
- Cá hồi
Theo nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy người ăn ít nhất 3 lần cá hồi / tuần giảm nguy cơ đột quỵ từ 6- 12% . Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy Omega 3 trong cá hồi làm giảm tình trạng viêm trong động mạch , giúp cải thiện lưu lượng máu và nguy cơ bị đông máu.
- Hàu
Bạn có thể nạp khoảng 565mg Omega 3 nếu ăn 6 con hàu sống. Trên thực tế, hàu chứa nhiều kẽm hơn bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Với 6 con hàu sống ( 100g hàu) chứa 600% RDI kẽm, 200% RDI đồng, 300% RDI vitamin B12.
- Hạt lanh
Hạt lanh chứa nhiều Omega 3 và Omega 6 hơn so với các loại hạt có dầu khác. Trong 1 muỗng canh hạt lanh chứa 2338 mg Omega 3, 1 muỗng canh dầu hạt lanh chứa 7196 mg Omega 3.
3. Những thói quen tốt ngăn ngừa đột quỵ
- Giữ thói quen ăn nhạt
Ăn mặn chính là nguyên nhân khiến nồng độ natri mất cân bằng dẫn đến tăng huyết áp và những bệnh về tim mạch. Giảm natri là một phần quan trọng của chế độ ăn uống tốt để phòng tránh đột quỵ và bệnh tim mạch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người chỉ nên nạp ít hơn 2 gam natri mỗi ngày (khoảng một thìa cà phê muối).
Bạn có thể áp dụng một số cách để giảm lượng muối trong khẩu phần ăn như: hạn chế món kho, rim mặn và thay bằng món luộc, hấp; đặc biệt là nên sử dụng gia vị được tinh giảm muối điển hình là NƯỚC MẮM GIẢM MẶN.
Nói đến nước mắm giảm mặn, chúng ta không thể bỏ qua nước mắm nhà Masan – ứng dụng công nghệ giảm mặn giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm soát được lượng muối nạp vào cơ thể. Với công nghệ này, thành phần nước mắm sẽ được giảm bớt muối nhưng vẫn giữ được hương vị thơm ngon và đậm đà vốn có.
Sử dụng nước mắm tinh giảm muối vẫn giữ được hương vị thơm ngon, đậm đà mà lại tốt cho sức khỏe.
- Tập thể dục hàng ngày
Nghiên cứu chỉ ra việc tăng mức độ hoạt động thể chất, cũng như duy trì tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ngăn ngừa đột quỵ. Chính vì thế, hãy giữ thói quen tập thể dục mỗi ngày với cường độ vừa phải để duy trì sức khỏe và hạn chế bệnh tật bạn nhé!
- Ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc
Ăn và ngủ là 2 hoạt động cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Đặc biệt, nếu ít ngủ, thiếu ngủ, ngủ chập chờn hoặc mất ngủ kéo dài thường xuyên, tim và hệ mạch máu phải hoạt động nhiều hơn nên dễ gây ra bệnh tăng huyết áp thậm chí gây đột tử. Hãy luôn “ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc” đặc biệt là những người đang bị cao huyết áp để giảm nguy cơ đột quỵ.
- Khám sức khỏe tổng quát định kỳ
Bạn cần thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để chủ động phòng tránh nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch và đột quỵ. Dựa theo kết quả xét nghiệm, các bác sĩ có chuyên môn sẽ nhận ra những bất thường của cơ thể để từ đó cho bạn những lời khuyên cũng như có biện pháp điều trị kịp thời.
Trên đây là 4 nhóm thực phẩm phòng chống đột quỵ và những thói quen tốt cho tim mạch. Hãy thay đổi ngay hôm nay từ việc bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng, giảm ăn mặn và hạn chế các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe của bạn và cả gia đình nhé!
>>> Xem thêm: