Ăn mặn hại thận: Nguyên nhân và những hệ lụy khôn lường

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên sử dụng tối đa 5g muối/ngày, nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn. Nhiều người Việt ở một số vùng hiện nay không hề biết rằng ăn mặn hại thận, vẫn duy trì thói quen ăn uống và nêm nếm thật mặn. Thói quen này ảnh hưởng rất không tốt cho cơ thể, gây nên nhiều hệ lụy khôn lường liên quan đến thận.

1. Vì sao ăn mặn hại thận?

Ăn mặn gây tác hại nghiêm trọng đến thận. Vấn đề này được các chuyên gia giải thích như sau::

Tạo áp lực lên thận: “Ăn mặn khát nước” là điều ai cũng biết. Việc uống một lượng lớn nước thường xuyên sẽ làm tăng tuần hoàn máu và gây áp lực lên cầu thận, buộc cầu thận cũng phải tăng áp lực lọc để đáp ứng nhu cầu lọc máu của cơ thể. Về lâu về dài thận sẽ bị suy kiệt và dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan.

ăn mặn hại thận

Thói quen ăn mặn lâu dài gây ảnh hưởng xấu lên chức năng thận, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm.

Giảm khả năng loại bỏ nước ở thận: Trong muối ăn chứa nhiều Natri – một ion giúp điều chỉnh cân bằng nước và điện giải của cơ thể. Việc ăn mặn sẽ khiến cơ thể tích tụ quá nhiều Natri, làm rối loạn quá trình cân bằng nước. Thay vì nước được giữ lại, lượng Natri dư thừa sẽ kéo nước ra khỏi tế bào, đi vào máu xuống thận để tạo thành nước tiểu. Càng nhiều Natri, lượng nước bị loại bỏ càng nhiều, mức độ thận phải làm việc quá sức càng nhiều và nguy cơ suy thận mạn tính kèm các nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp, thiếu máu… càng cao. Thêm vào đó là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn.

– Tăng nguy cơ suy thận, sỏi thận: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng muối tăng lên làm tăng lượng albumin (một loại protein) bài tiết ra nước tiểu, đây là yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm chức năng thận. Ngược lại, việc giảm lượng muối ăn giúp tốc độ tiến triển của bệnh chậm đi. Khi lượng protein tăng quá mức, tỉ lệ albumin/creatinine trong nước tiểu vượt quá ngưỡng bình thường là 30mg/mmol, người bệnh có thể mắc phải hội chứng thận hư với các biến chứng nghiêm trọng. Điển hình như tràn dịch đa màng, nhiễm trùng, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tắc mạch, đái máu đại thể hoặc vi thể, suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy thận cấp và mạn tính. Suy thận là biến chứng thường gặp nhất và cũng nguy hiểm nhất của hội chứng thận hư. Nếu trầm trọng người bệnh có thể phải thay thận hoặc chạy thận. 

Ngoài ra, theo Viện Quốc gia về bệnh Tiểu đường, Tiêu hóa và bệnh Thận, việc ăn mặn còn khiến tăng lượng ion canxi bài tiết qua nước tiểu, tích tụ lâu ngày gây sỏi thận. Đồng thời việc giảm lượng muối có thể giúp giảm bài tiết canxi, từ đó giảm nguy cơ tái phát sỏi thận.

vì sao ăn mặn hại thận

Hãy cân nhắc lượng muối thêm vào món ăn để giảm áp lực cho thận.

>>> Bài viết liên quan: Thường xuyên ăn mặn có tốt không?

2. Giảm lượng muối ăn giúp bảo vệ thận khỏe mạnh

Một biện pháp chủ động bảo vệ thận đơn giản mà hiệu quả chính là thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày. Sẽ rất khó để cắt bỏ hoàn toàn việc ăn mặn, nhưng việc giảm lượng muối ăn vào mỗi ngày một ít thì hoàn toàn hợp lý và khả thi. Một số phương pháp hữu dụng trong việc giảm lượng muối nạp vào cơ thể mà bạn có thể áp dụng hằng ngày:

  • Kiểm soát lượng gia vị ăn vào: Khi nêm nếm, tẩm ướp, chấm trực tiếp… nên giảm lượng gia vị nêm từ từ.
  • Hạn chế dùng các thực phẩm mặn: Dưa muối, cà muối, hạt điều rang muối, bim bim… 
  • Hạn chế dùng thức ăn nhanh, đồ hộp, mì tôm: Nên ưu tiên dùng thực phẩm tươi thay vì các món ăn được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt hộp, xúc xích, giò chả, mì ăn liền, thịt xông khói… Theo Phó trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế Bệnh viện Nội tiết Trung ương, những món này chứa một lượng lớn hàm lượng muối, sử dụng thường xuyên có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận.
  • Đọc kỹ hàm lượng Natri trên nhãn dán gia vị, ưu tiên chọn nước mắm có logo giảm mặn. Thay vì loại bỏ nước mắm ra khỏi bữa ăn hàng ngày, bạn có thể lựa những loại nước mắm chứa thành phần ít muối (tức là ít Natri) để đảm bảo bữa ăn vẫn ngon miệng và an toàn lâu dài cho sức khỏe.

Hưởng ứng lời kêu gọi chính thức của Bộ Y Tế “giảm muối trong khẩ u phần ăn”, CHIN-SU hân hạnh ra mắt sản phẩm nước mắm CHIN-SU cá cơm biển Đông giảm mặn. Bằng sản phẩm này, CHIN-SU kêu gọi giảm mặn đúng đắn, giảm mặn thật sự trong mọi loại gia vị và đồ ăn, đồng thời vẫn giữ được hương vị cốt lõi và tinh hoa ẩm thực Việt Nam. 

Cùng CHIN-SU đồng hành “giảm mặn” trên tất cả các sản phẩm nước mắm CHIN-SU Foods, mở đầu là nước mắm CHIN-SU cá cơm biển Đông.

nước mắm giảm mặn

Nước mắm CHIN-SU cá cơm biển Đông giảm mặn – gia vị không thể thiếu trong những bữa ăn người Việt.

Ăn mặn hại thận đồng thời ảnh hưởng đến cả tim mạch, huyết áp và kéo theo nhiều hệ lụy khác, vì vậy hãy thực hiện việc giảm mặn từng ngày theo các cách trên. Mặc dù việc giảm mặn hay cắt bỏ hoàn toàn việc ăn mặn không hề dễ dàng, nhưng hãy kiên trì thực hiện, dùng những hành động đơn giản thường ngày để bảo vệ thận, ngăn ngừa nguyên nhân và những hệ lụy không đáng có từ thói quen ăn mặn. Để biết thêm thông tin về những vấn đề liên quan đến ăn mặn, mời bạn đọc xem thêm TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục