Một chế độ ăn mặn nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe, gây ra các bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Vì vậy, bạn nên tham khảo 5 cách giảm ăn mặn dưới đây để hình thành cho bản thân thói quen ăn uống cân bằng hơn. Cùng đọc ngay nhé!
Mục lục
1. Hạn chế ăn hàng quán
Thức ăn ngoài hàng quán thường được nêm nếm nhiều gia vị, đặc biệt là muối giúp món ăn đậm đà hơn. Tuy nhiên điều đáng nói là, nếu cơ thể thường xuyên dung nạp muối trong thời gian dài sẽ dẫn đến tăng huyết áp và nhiều hệ lụy về tim mạch. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), mỗi người chỉ nên nạp vào ít hơn 5g muối tương đương 2000 – 2400 mg Natri mỗi ngày.
Nếu hạn chế ăn hàng quán mà tập thói quen tự nấu ăn ở nhà, bạn sẽ kiểm soát huyết áp tốt hơn và hạn chế mắc các bệnh mạn tính nguy hiểm.
Ngoài ra, các món ăn được chế biến ngoài quán còn không đảm bảo được yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y Tế), mỗi năm nước ta có hơn 1000 vụ ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân chính là do người bệnh ăn phải những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc xuất xứ từ hàng quán bên ngoài.
Thức ăn hàng quán thường chứa nhiều dầu mỡ và được nêm nếm nhiều gia vị không tốt cho sức khỏe, bạn nên hạn chế tối đa.
2. Cách giảm ăn mặn khi chế biến món ăn
Thứ nhất, bạn nên hạn chế nêm nếm quá nhiều gia vị như muối, bột ngọt, bột nêm, nước mắm vào món ăn. Cắt giảm lượng gia vị khi nấu ăn sẽ giúp bạn dần quen với một chế độ ăn nhạt và lành mạnh hơn. Mỗi khi nấu ăn, bạn có thể sử dụng thìa cà phê để cân đo lượng gia vị cho hợp lý, tránh tình trạng cho quá tay khi nêm nếm.
Thứ hai, bạn nên chọn gia vị bằng các loại thảo mộc. Những loại thảo mộc thường dùng trong nấu ăn như tỏi, nghệ, hương thảo, ngải giấm,… sẽ giúp cho món ăn vẫn có vị hài hòa mà không cần nêm nếm thêm các loại gia vị khác. Ngoài ra, các loại thảo mộc này còn được dùng như một cách giảm độ mặn của món ăn khi lỡ cho gia vị quá tay.
Thứ ba, bạn có thể thay đổi các phương thức nấu cần nhiều gia vị như kho, rim bằng cách đơn giản hơn là hấp hoặc luộc. Mẹo này cũng sẽ giúp bạn hình thành thói quen ăn nhạt hơn, giảm bớt được lượng gia vị nạp vào cơ thể.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách làm giảm lượng muối cho người bị đột quỵ
3. Ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, hạn chế đồ đóng hộp
Các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng có nguồn gốc từ những thực phẩm tươi sống nhưng đã trải qua quá trình nêm nếm và sử dụng chất bảo quản để giữ được độ tươi, kéo dài thời hạn sử dụng của thực phẩm. Hơn nữa, trong các loại thực phẩm này chứa một lượng lớn muối. Tất nhiên, điều này không có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Cụ thể, lượng Natri (thành phần phân tử của muối) có trong 100g thịt heo muối là 1110mg, trong 100g thịt xông khói dao động từ 420mg – 600mg.
Nếu dùng những thực phẩm tươi sống để chế biến ngay tại nhà, bạn sẽ giảm được lượng muối nạp vào cơ thể một ngày. Bạn cũng nên ưu tiên ăn những thực phẩm tự nhiên có lượng muối ít, giàu chất xơ như trái cây, rau, củ, quả. Chúng sẽ giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn mặn và dần thích nghi hơn với chế độ ăn uống thanh đạm.
Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả là một cách giảm cảm giác thèm mặn cực kỳ hữu ích.
4. Kiểm tra bảng thành phần trong thực phẩm chế biến sẵn
Đôi khi trong cuộc sống bận rộn, bạn sẽ không có thời gian nấu ăn thường xuyên nên việc tiêu thụ các thực phẩm chế biến sẵn là điều không thể tránh khỏi. Đa phần những thực phẩm đóng hộp thường chứa lượng muối cao hơn bình thường.
Do vậy, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng bảng thành phần dinh dưỡng được in trên nhãn hộp của các loại thực phẩm này, đặc biệt là hàm lượng Natri. Điều đó sẽ giúp bạn dễ dàng so sánh các loại thực phẩm với nhau và lựa chọn mua những loại đồ hộp chứa lượng muối thấp hơn.
Bạn nên xem kỹ nhãn thành phần được in trên các loại đồ hộp để lựa chọn được loại thực phẩm chứa ít muối nhất.
5. Giảm ăn mặn từ từ, không cắt bỏ hoàn toàn muối
Muối cung cấp một lượng Natri cần thiết đối với cơ thể. Nó giúp cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu, duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung thần kinh. Nếu cơ thể thiếu muối đột ngột sẽ dẫn đến giảm Natri trong máu, gây nên các bệnh phù tay, phù chân, tụt huyết áp do mất nước tự do.
Do đó, việc giảm mặn không có nghĩa là phải cắt bỏ hoàn toàn muối ra khỏi chế độ ăn. Bạn có thể luyện tập thói quen giảm ăn mặn từ từ bằng cách chọn những thực phẩm chứa ít muối hoặc những gia vị như nước mắm giảm mặn. Đây là loại nước mắm đã được điều chỉnh để làm giảm hàm lượng muối để tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn đảm bảo vị ngon hài hòa.
Dùng các sản phẩm nước mắm đã được cắt giảm lượng muối là một cách giảm ăn mặn hiệu quả, tốt cho sức khỏe tim mạch người tiêu dùng.
Để cải thiện chất lượng cuộc sống, bạn nên thay đổi thói quen ăn mặn thường ngày bằng 5 cách giảm ăn mặn hữu ích trên đây. Chúng sẽ thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh dành cho bạn và cho cả những thành viên trong gia đình.
>>> Xem thêm: