Để có mức lợi nhuận hấp dẫn, nhiều cơ sở đã pha trộn nguyên liệu không rõ nguồn gốc, thậm chí cả những chất bị cấm vào trong nước mắm. Điều đáng nói là các sản phẩm nước mắm hóa chất này đang xuất hiện tràn lan và được tiêu thụ với số lượng lớn trên thị trường.
Mục lục
1. Mối nguy hại từ nước mắm hóa chất
Người tiêu dùng cần cẩn trọng với nước mắm hóa chất – sản phẩm chứa hóa chất công nghiệp độc hại, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không được kiểm duyệt kỹ càng.
Hóa chất độc hại thường xuất hiện trong nước mắm là:
- Hóa chất tẩy rửa, ví dụ như Soda Na2CO3 được dùng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa (như xà phòng), dệt nhuộm, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm.
- Các chất tạo màu công nghiệp (ví dụ như chất vàng ô Auramine O – một loại thuốc nhuộm dùng trong công nghiệp sơn).
- Và còn nhiều loại kim loại nặng khác, vô cùng độc hại.
Nhìn chung, nước mắm hóa chất được sản xuất một cách thủ công và cẩu thả, không đạt các tiêu chí an toàn.
Tác hại do nước mắm hóa chất gây ra: Người tiêu dùng có nguy cơ bị nhiễm bệnh (trong đó có các bệnh về tim, gan, thận, thần kinh, não, thậm chí là ung thư) nếu sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra các sản phẩm này còn chứa hàm lượng muối vượt mức, gây tăng huyết áp và một số bệnh tim mạch.
Vì nước mắm là gia vị quen thuộc mà bản thân và gia đình sử dụng hàng ngày, nên chúng ta cần biết cách lựa chọn sản phẩm nhằm tránh gây hại về sau.
Tin tức liên quan: > Cách chọn nước mắm an toàn bạn nên biết > Nước mắm nào tốt cho sức khỏe người tiêu dùng? > Top các loại nước mắm ngon, đậm đà nhất hiện nay
2. Để nhận biết nước mắm chứa hóa chất độc hại, người tiêu dùng cần chú ý gì?
2.1 Hiểu rõ nước mắm hóa chất khác với nước mắm có chứa phụ gia được cho phép
- Nước mắm chứa hóa chất dù ít hay nhiều cũng đều không được sử dụng.
- Riêng đối với các sản phẩm nước mắm được ủ chượp truyền thống, sau đó được bổ sung phụ gia nhằm đảm bảo vị ngon hài hòa thì cần xem xét. Nếu các chất phụ gia này thuộc trong danh mục cho phép của Bộ Y tế và với hàm lượng trong mức kiểm soát thì vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hơn nữa đối với các thương hiệu lớn, sản phẩm còn phải trải qua hàng rào kiểm soát chất lượng rất chặt chẽ, tuân thủ hàng loạt các tiêu chí về chất lượng. Xem bài viết chi tiết TẠI ĐÂY.
Do đó lời khuyên là người tiêu dùng chỉ nên mua nước mắm của các hãng sản xuất nổi tiếng, có uy tín.
2.2 Nhận biết nước mắm hóa chất qua màu sắc, mùi, vị
- Nước mắm hóa chất: Màu xanh xám, có cặn ở đáy chai (soi dưới ánh sáng khi dốc ngược chai xuống), ngửi mùi khó chịu (đôi khi còn ngửi thấy mùi hóa chất nồng nặc sốc lên mũi), vị mặn chát và khó chịu ở đầu lưỡi.
- Nước mắm chính hãng: Màu vàng rơm hoặc màu cánh gián nâu đỏ, đặc sánh, mùi thơm nhẹ, vị mặn ngọt hài hòa.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, nếu chỉ nhận biết nước mắm hóa chất bằng mắt thường thì rất khó cho người tiêu dùng. Chúng ta còn có thể áp dụng thêm cách đọc thông tin ghi trên bao bì.
>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách nhận biết nước mắm giả
2.3 Chú ý thông tin nhãn mác, bao bì
- Nước mắm hóa chất: Mập mờ bảng thành phần, một số chất độc hại còn được ghi bằng tên tiếng Anh nhằm “đánh lừa” người tiêu dùng. Các thông tin chi tiết chỉ được in trên giấy giới thiệu sản phẩm được dán trên thân chai (có thể bóc ra dễ dàng). Nắp chai thường được đóng thủ công nên dễ bị hở, lớp vỏ chai trầy xước.
- Nước mắm chính hãng: Minh bạch về thành phần và tiêu chuẩn chất lượng. Các thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng thường được dập nổi ở phần trên của thân chai. Hàng uy tín được đóng chai cẩn thận, nắp chai chắc, vỏ chai (thủy tinh hoặc nhựa trong) đảm bảo chất lượng, có ký hiệu an toàn sức khỏe.
>> Bài viết tham khảo: Cẩn thận với nước mắm Nam Ngư giả kém chất lượng
Hy vọng thông qua bài viết, người tiêu dùng có thể trang bị cho mình kiến thức cơ bản để nhận ra nước mắm hóa chất ngay từ sớm, tránh sử dụng những sản phẩm này nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
>> Xem thêm: