Nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này trong cuộc sống hiện tại là khá cao nên một số cơ sở sản xuất bún đã dùng hóa chất để tăng lợi nhuận và rút ngắn quy trình làm bún. Hiện nay, bên cạnh các loại mì , phở , cháo ăn liền, đã xuất hiện nhiều loại bún ăn liền (bún mắm, bún riêu v.v.) được sản xuất công nghiệp, đóng bún khô và các loại gia vị trong gói nilon hoặc cốc giấy. Người sử dụng có thể mua về, cho nước sôi ngâm khoảng 5 phút là có thể sử dụng. Những món bún không có nước dùng này thường được chấm vào một loại mắm (mắm tôm, mắm tép), hoặc trộn trong nước mắm pha với những thực phẩm ăn kèm như chả, đậu rán, thịt nướng v.v.
Để làm một mẻ bún sạch phải mất khoảng 5 đến 7 ngày nhưng hiện nay để thu được lợi nhuận cao, rút ngắn thời gian sản xuất rất nhiều cơ sở để dùng hóa chất như huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the sử dụng và những chất này khỏi phải nói cũng cực độc với cơ thể khi ăn vào. Từ nay, trước khi ăn, bạn có thể dễ dàng kiểm định chất lượng của bún, chỉ với một ít nước mắm – nguyên liệu luôn có sẵn trong bếp là được.
Nguyên liệu chính để làm ra bún là tinh bột gạo tẻ, những sợi bún sạch thường có màu trắng ngà của gạo và giòn dai tự nhiên.
Để làm ra một mẻ bún sạch thường mất khoảng 5 đến 7 ngày, tuy nhiên với nhu cầu sử dụng loại thực phẩm này trong cuộc sống hiện tại là khá cao nên một số cơ sở sản xuất bún đã dùng hóa chất để tăng lợi nhuận và rút ngắn quy trình làm bún.
Những hóa chất thường được sử dụng để cho vào bún là chất huỳnh quang tinopal, chất tẩy trắng funfit và hàn the. Các chất này đều nằm trong danh mục phụ gia, cấm sử dụng cho thực phẩm.
Sợi bún sạch thường có màu trắng ngà của gạo và giòn dai tự nhiên.
Cách nhận biết bún sạch – bún chứa hóa chất
Giống như việc phân biệt nước mắm hóa chất độc hại từ các cơ sở kém chất lượng pha chế lại. Trước giờ chúng ta vẫn thường nhận biết bún sạch hay bún chứa hóa chất bằng các đặc điểm bên ngoài sợi bún: Vì bún được làm từ gạo, chính vì vậy, màu của bún khi thành phẩm sẽ không thể trắng hơn gạo. Cũng như gạo khi mang nấu thành cơm, màu của bún nếu không dùng hóa chất sẽ có màu trắng ngà gần giống như màu cơm.
Khi thấy bún trắng, và có độ bóng bất thường, khả năng người chế biến đã cho vào chất tẩy trắng hoặc một số chất tương tự để làm bún trắng hơn.
Tuy nhiên, việc nhận biết bằng đặc điểm của sợi bún cũng khó đoán chính xác liệu sợi bún chúng ta đang ăn là sạch hay đã nhiễm hóa chất. Để đảm bảo tốt tới sức khỏe , trước khi dùng bún bạn có thể sử dụng một chén nước mắm để có thể giúp bạn xác định một cách chính xác rằng bún mình đang ăn có an toàn thật sự hay không !
Mẹo phân biệt bún thật hay giả chỉ với một chén mắm nhỏ
Chỉ với một chén nước mắm nhỏ, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra đâu là bún sạch, đâu là bún có chứa hóa chất có hại cho sức khỏe. Trong tình hình đó, một số cách nhận biết bún có sạch hay không cũng được đưa ra để người dân có thể chọn cho mình được thực phẩm an toàn. Khám phá thêm nước mắm công nghiệp là gì?
Cách thử khá đơn giản: Đầu tiên, bạn cho một lượng bún vào chén chứa lượng nước mắm rồi trộn đều lên. Nếu là bún sạch thì nước mắm sẽ ngấm vào sợi bún nhanh hơn khiến sợi bún mềm ra. Còn sợi bún được tẩm hóa chất sẽ ngấm rất ít và ngấm lâu hơn, sợi bún khô và có dấu hiệu rời ra vì chứa nhiều hàn the – hóa chất để bảo quản sợi bún.
Nếu bún có những dấu hiệu chứa hóa chất thì bạn không nên dùng. Vì các hóa chất độc hại có trong bún khi vào cơ thể tùy theo lượng độc tố mà có thể gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính.
Nó có thể làm hư hại đường tiêu hóa, niêm mạc thành ruột có thể dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Ở mức độ nặng, chúng tích tụ lâu dài sẽ gây suy gan, thận, thậm chí ung thư.
Bài viết được sử dụng phần lớn nội dung từ trang Báo và biên tập lại.
>>> Xem thêm: