Nước tương là gì? Những điều về nước tương có thể bạn chưa biết

Nước tương là loại gia vị không còn quá xa lạ trong bữa cơm của gia đình Việt, nó không chỉ dùng để nêm nếm món ăn, nước chấm mà còn có thể dùng để ngâm tương với nhiều nguyên liệu hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nước tương là gì? Và có các loại nước tương nào? Nếu bạn chưa biết thì đừng bỏ qua các thông tin trong bài viết sau nhé! 

1. Nước tương là gì? Nguồn gốc của nước tương

Nước tương hay còn có tên gọi khác xì dầu hay tàu vị yểu (đậu vị du), là loại nước có màu nâu đen, vị mặn, độ sánh vừa phải, mùi thơm đặc trưng có thể làm nước chấm, nêm nếm cho các món ăn hoặc ngâm tương với các nguyên liệu như trứng, cá hồi, củ cải,… 

Nguồn gốc của nước tương được biết đến là xuất phát từ Trung Quốc, sử dụng phổ biến trong ẩm thực châu Á, đặc biệt là tại khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Ngoài ra, gần đây nước tương còn xuất hiện trong một số món ăn của Châu Âu.

nước tương là gì

Nước tương là loại gia vị có độ mặn ngọt hài hòa của các gia vị quyện cùng vị béo bùi đặc trưng của đậu nành. 

2. Công đoạn tạo nên nước tương 

Để làm nước tương thơm ngon, chuẩn vị, người ta thường sử dụng đậu nành nguyên hạt để ủ lên men tự nhiên 100%. Công đoạn làm nước tương trải qua 6 bước chính là: Lựa chọn nguyên liệu kỹ lưỡng; Tiệt trùng đậu nành và lúa mì; Ủ mốc; Ủ lên men tự nhiên đậu nành và lúa mì trong 3 – 6 tháng; Trích ly và thanh trùng; Phối trộn thêm các gia vị khác. Trong các bước trên, khâu ủ mốc và lên men là quan trọng nhất, bởi đây là bước quyết định thành phẩm có được lên men bằng nấm tự nhiên hay không.  

Áp dụng đúng theo trình tự của các công đoạn làm nước tương ở trên sẽ cho ra thành phẩm đạt chuẩn, vừa tạo nên vị ngon hấp dẫn của nước tương, vừa giữ trọn hương thơm và các dưỡng chất của các nguyên liệu. Theo đó, trong 100g nước tương có chứa: 

  • 53 kcal.
  • 0mg Cholesterol.
  • 0,6g Lipid.
  • 5.493mg Natri.
  • 435mg Kali.
  • 0,8g Chất xơ.
  • 4,9g Carbohydrate.
  • 8g Protein.
  • 0,4g đường.
  • 0mg Vitamin C, A, D.
  • 33mg Canxi.
  • 1,4mg Sắt.
  • 0,1mg vitamin B6.
  • 74mg Magie.  

3. Cách sử dụng nước tương đúng 

Nước tương có màu sắc bắt mắt, hương vị đậm đà, dậy mùi đậu nành, vì vậy, bạn có thể dùng loại gia vị này để: 

3.1 Làm nước chấm trực tiếp

Nước tương mằn mặn, hậu vị ngọt tự nhiên thêm chút tỏi, ớt, gia vị và chanh mang đến chén nước chấm hấp dẫn, tăng vị ngon, đậm đà cho mọi món ăn. Bạn có thể dùng nước tương để làm nước chấm cho món chả giò, gỏi cuốn, thịt heo quay, thịt vịt quay,… Hoặc làm sốt trộn cho các món ăn hấp dẫn như bún nem nướng, bột chiên, mì xào,… ăn cực ngon miệng.  

các loại nước tương

Chỉ với chút ớt, tắc, đường, nước tương đã cho ra loại nước chấm thần thánh ăn cùng với món bún đậu hấp dẫn. 

3.2 Tẩm ướp nguyên liệu

Khi dùng nước tương làm gia vị tẩm ướp các món ăn vừa giúp các nguyên liệu thêm phần đậm đà, dậy mùi thơm ngon, vừa tạo nên màu sắc bắt mắt, hấp dẫn thu hút thực khách. Tuy nhiên không phải nguyên liệu nào cũng có thể dùng nước tương tẩm ướp, mà loại gia vị này thích hợp cho một số món hấp, nướng và xào. 

3.3 Ngâm giúp bảo quản nguyên liệu được lâu 

Khi dùng nước tương ngâm thực phẩm sẽ có tác dụng trong việc khử mùi tanh, tăng độ đậm vị và thơm ngon hấp dẫn cho cá nguyên liệu, đặc biệt là có thể bảo quản được khá lâu trong ngăn mát tủ lạnh. Một số món ăn mà bạn có thể ngâm tương như cá hồi ngâm tương, ghẹ ngâm tương, trứng ngâm tương, tôm ngâm tương, củ cải ngâm tương,… 

3.4 Nước chấm ăn kèm với các loại bánh 

Chỉ cần thêm vào nước tương ít bột ớt, giấm, mù tạt hoặc ớt tỏi tươi, bạn đã có ngay chén nước chấm chua chua mằn mặn, cay nồng ăn cùng với các loại bánh chiên giòn, há cảo, bánh hẹ, bánh takoyaki,… đều rất hợp vị. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên thưởng thức các loại bánh thì có thể nấu sẵn nước chấm từ nước tương, cho vào tủ lạnh để sử dụng dần. 

một số loại nước tương

Sẽ thật thiếu sót nếu thiếu nước tương đậm đà ăn kèm cùng các loại dimsum. 

3.5 Nước tương dùng cho người ăn chay 

Nước tương được làm từ nguồn nguyên liệu 100% thực vật, hàm lượng natri, kali, chất xơ, sắt, protein,… cũng khá cao. Vì vậy, đây là loại gia vị rất thích hợp để làm nước chấm, gia vị cho người ăn chay. Bạn có thể dùng nước tương ăn cùng nhiều món chay như chả giò chay, hủ tiếu xào chay, rau xào, rau luộc, bún xào chay,… 

4. Các loại nước tương hiện nay có gì khác nhau?

Mỗi loại nước tương trên thị trường đều có công thức pha chế, quy trình sản xuất, bảng thành phần, nguồn nguyên liệu khác nhau, cụ thể là: 

4.1 Nguyên liệu

Nguyên liệu làm nước tương rất đa dạng như đậu nành, đậu phộng, nấm,… trải qua nhiều công đoạn, sau đó đem đi ép hoặc lên men để tạo ra thành phẩm nước tương có màu nâu đen hấp dẫn, hương thơm đặc trưng. 

4.2 Quy trình sản xuất 

Mỗi loại nguyên liệu được sử dụng, các thương hiệu sẽ áp dụng quy trình sản xuất khác nhau. Đơn cử như, nếu nước tương dùng đậu phộng làm nguyên liệu chính thì nước tương sẽ được sản xuất theo phương pháp thủy phân axit. Mặc khác, đối với nguyên liệu chính là đậu nành thì nước tương được ủ lên men trong 3 – 4 tháng để tạo ra thành phẩm.  

4.3 Mùi vị

Nước tương được làm từ phương pháp ủ lên men tự nhiên thường có mùi thơm đặc trưng, màu sắc đẹp mắt, không bị tanh. Còn đối với nước tương làm từ phương pháp thủy phân sẽ có vị béo hơn tuy nhiên hương thơm không bằng phương pháp ủ lên men.

5. Cách chọn nước tương ngon, an toàn 

Để chọn nước tương thơm ngon, an toàn cho sức khỏe của gia đình, bạn đừng bỏ qua các “mẹo” dưới đây nhé!

  • Chọn nước tương theo nhu cầu sử dụng: Tùy vào loại nước tương dùng để nêm nếm, chấm hay ngâm tương mà bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. 
  • Chọn nước tương từ các thương hiệu uy tín: Điều này giúp đảm bảo rằng sản phẩm bạn sử dụng được làm theo quy trình đạt chuẩn, an toàn cho sức khỏe người dùng. 
  • Xem bảng thành phần của sản phẩm trước khi mua: Giúp bạn tránh các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cho bạn, đồng thời biết được hàm lượng các chất có trong sản phẩm có ở mức an toàn đối với sức khỏe hay không. 
  • Xem kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì: Đảm bảo sản phẩm nước tương còn hạn sử dụng, các thành phần trong sản phẩm không bị ảnh hưởng trong quá trình bạn sử dụng. 

một số loại nước tương

Để chọn được nước tương thơm ngon, chuẩn vị, bạn có thể tham khảo một số “mẹo” ở trên. 

6. Một số câu hỏi thường gặp 

Để hiểu về nước tương, bạn bạn đừng bỏ qua các thông tin hữu ích từ một số câu hỏi dưới đây: 

6.1 Nước tương và xì dầu có giống nhau không? 

Nước tương thực chất là xì dầu, giống nhau về cả mùi vị, màu sắc và hương thơm, điểm khác biệt duy nhất là ở tên gọi ở mỗi vùng miền. Theo đó, từ “xì dầu” có nguồn gốc từ từ “xừ dầu” trong tiếng Hoa. Trong khi đó, nước tương được gọi là do nguyên liệu thường được làm từ đậu nành (đậu tương) nên có tên gọi như vậy. 

6.2 Nước tương có phải là dầu hào không?

Nước tương không phải là dầu hào. Theo đó, dầu hào được sản xuất với nguyên liệu chính là hàu, thành phẩm có màu nâu sẫm, đặc sánh và mùi hương đặc trưng của hàu. Mặc khác, nước tương làm từ đậu nành, các loại hạt được ủ lên men hoặc thủy phân bằng axit có màu nâu đen, chất lỏng, không đặc sánh như dầu hào.  

6.3 Nước tương có thể chế biến thành các món ăn nào? 

Nước tương là một loại gia vị đậm đà, thơm ngon giúp nâng tầm hương vị cho các món ăn. Theo đó, nước tương là gia vị không thể thiếu cho các món ăn như đậu hũ kho nước tương, chả lụa kho nước tương,… Hay khi làm nước chấm, nước tương thêm chút ớt, chanh có thể giúp dậy vị ngon cho món chả giò chay, bột chiên,… Mặc khác với các món ngâm, sốt nước tương có thể dùng làm món trứng ngâm tương, dưa leo ngâm tương, cá hồi ngâm tương, củ cải ngâm tương,… 

6.4 Loại nước tương nào đang được yêu thích hiện nay? 

Nước tương thuộc thương hiệu CHIN-SU chắc có lẽ đã không còn quá xa lạ trong mâm cơm của người Việt. Sản phẩm được làm từ hạt đậu nành tự nhiên được ủ lên men theo quy trình khắt khe, từ đó tạo nên thành phẩm thơm ngon, đậm đà giúp nâng tầm vị giác cho các món ăn. Hiện nay, nước tương CHIN-SU còn được phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới, cụ thể là: 

  • Nước tương ~Tỏi Ớt: Sản phẩm ghi điểm trong lòng người dùng bởi sự hòa quyện của nước tương mặn ngọt hài hòa cùng tỏi ớt tươi xay nhuyễn, cay nồng cực hấp dẫn. Khi bạn quá bận rộn với công việc có thể dùng nước tương CHIN-SU Tỏi Ớt để làm nước chấm hoặc gia vị đều rất nhanh chóng và tiện lợi. 
  • Nước tương CHIN-SU Nấm Shiitake: Là sự kết hợp hoàn hảo của nước tương chiết xuất từ đậu nành cùng loại nấm Shiitake trứ danh của Nhật Bản. Hương vị nổi bật của sản phẩm nước tương CHIN-SU Nấm Shiitake là vị ngọt thanh, mằn mặn kích thích vị giác. 
  • Nước tương lên men chuẩn vị Nhật: Được lên men tự nhiên theo công thức chuẩn vị Nhật giúp sản phẩm giữ trọn vị ngọt thanh, béo bùi cùng dậy mùi thơm hấp dẫn. 

nước tương làm từ gì

Nước tương CHIN-SU Tỏi Ớt nổi bật với hương vị đậm đà của nước tương cùng cay nồng của tỏi ớt.

>> Hướng dẫn: Cách pha nước tương ngon với tỏi ớt truyền thống

Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi nước tương là gì, cùng với đó là những lưu ý bổ ích trong việc lựa chọn nước tương. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về loại gia vị này giúp làm nên bữa ăn chỉn chu, ngon miệng.

Bài cùng chuyên mục