Bảng dinh dưỡng cho bé được nhiều chuyên gia khuyến khích sử dụng với ưu điểm giúp trẻ phát triển cân đối và ổn định. Nhờ vào thông tin nuôi dạy con này, cha mẹ có thể xây dựng chế độ ăn uống khoa học đáp ứng nhu cầu tăng trưởng vượt bậc về thể chất và trí não của trẻ trong độ tuổi từ 0-6 tuổi.
Bài viết sau đây sẽ giúp phụ huynh nắm rõ hơn về nguyên tắc xây dựng bảng dinh dưỡng cho trẻ trong độ tuổi từ 0-6 tuổi.
Mục lục
1. Dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
Trong năm đầu mới chào đời, trẻ có sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng vượt trội hơn những độ tuổi còn lại. Đến độ 12 tháng tuổi, trẻ có cân nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh. Tương tự, chiều cao của trẻ cũng tăng khá nhanh, cụ thể trẻ cao gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh.
Với tốc độ phát triển nhanh như thế, trẻ nhũ nhi cần được đáp ứng những nhóm nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản.
Bảng dinh dưỡng cho trẻ cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản để bé phát triển khỏe mạnh.
1.1. Nhu cầu năng lượng
Ở độ tuổi này, năng lượng tiêu thụ của trẻ được phân bổ với các nhiệm vụ tương ứng như sau: 50% dùng để chuyển hóa cơ bản, 25% cho hoạt động và 25% còn lại để đáp ứng nhu cầu phát triển. Cụ thể, bé trai cần khoảng 518 kCal/ngày, trong khi nhu cầu của bé gái khoảng 464 kCal/ngày.
Để đảm bảo cơ thể trẻ trong 6 tháng đầu đời luôn có đủ năng lượng cần thiết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất đáp ứng nhu cầu của trẻ. Với trẻ lớn hơn, phụ huynh nên bổ sung thêm sữa bột, bữa ăn dặm để trẻ được nạp đủ năng lượng để hoạt động khỏe mạnh và phát triển tốt.
1.2. Nhu cầu Protein
Ở độ tuổi này, tốc độ phát triển xương, mô và cơ của trẻ khá nhanh nên cần đáp ứng nhu cầu protein cao. Trong 3 tháng đầu đời, trẻ cần 2.2g/kg/ngày (2,2g trên mỗi kg trọng lượng cơ thể một ngày). Từ tháng thứ 4 trở đi, nhu cầu protein sẽ giảm xuống còn 1,4g/kg/ngày (1,4g trên mỗi kg trọng lượng cơ thể một ngày).
Song song với việc đáp ứng nhu cầu năng lượng, sữa mẹ cũng giúp trẻ dưới 6 tuổi bổ sung nguồn protein cần thiết cho cơ thể tăng trưởng hoàn thiện. Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, phụ huynh nên bổ sung vào thực đơn của trẻ protein có giá trị sinh học cao từ 70-85% trong các thực phẩm như trứng, thịt, sữa…
1.3. Nhu cầu Lipid
Lipid là dưỡng chất không thể thiếu để hỗ trợ hấp thu các vitamin trong đầu (như vitamin A, E, D, K). Theo đó, nhu cầu lipid của trẻ dưới 1 tuổi được xác định dựa trên lượng sữa trẻ bú cũng như lượng chất béo có trong sữa mẹ. Cụ thể, lượng Lipid trẻ cần khoảng 1,5-2,3g/kg/ngày (1,5-2,3 trên mỗi kg trọng lượng cơ thể một ngày).
Dầu olive là một trong những nguồn lipid lành mạnh tốt cho sức khỏe của trẻ.
Từ 1 tuổi trở đi, lượng sữa mẹ của trẻ hấp thu sẽ giảm đi. Vì thế, để tránh tình trạng trẻ bị cắt giảm lipid đột ngột, cha mẹ nên bổ sung đủ lượng chất béo cho con trong các bữa ăn.
1.4. Nhu cầu Vitamin
Có hai nhóm vitamin chủ yếu là vitamin tan trong nước (vitamin nhóm B và vitamin C) và vitamin tan trong nước (vitamin A, D ). Theo đó, nhu cầu vitamin của trẻ được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:
Vitamin | Nhu cầu vitamin của trẻ dưới 12 tháng (mg) | |
Vitamin B1 | 0,2 – 0,5 | |
Vitamin B2 | 0,3 – 0,4 | |
Vitamin B3 | 2,0 – 4,0 | |
Vitamin C | 25,0 | |
Vitamin A | 375 | |
Vitamin D | 400 IU (10mcg) |
1.5. Nhu cầu một số khoáng chất
Các khoáng chất cần thiết cho trẻ phát triển bao gồm: canxi, sắt và kẽm. Nhu cầu từng loại khoáng chất cụ thể như sau:
- Canxi: Đây là khoáng chất cần thiết để phát triển răng và mô xương. Trẻ cần khoảng 400-600mg canxi mỗi ngày. Sữa mẹ có thể đáp ứng được nhu cầu đó của trẻ nhưng đồng thời đòi hỏi đủ lượng vitamin D để canxi được hấp thu trọn vẹn.
- Sắt: Trẻ mới sinh đủ cân có lượng sắt dự trữ trong cơ thể đủ dùng cho 3 tháng đầu. Từ 3 đến 6 tháng, sữa mẹ có thể cung cấp đủ lượng sắt cho trẻ. Từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ cần thêm các thực phẩm giàu sắt vào bữa ăn cho con, chẳng hạn như các loại đậu, rau bina, gan,…
- Kẽm: Chất khoáng này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp cải thiện hệ miễn dịch, cũng như kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn. Nhu cầu kẽm mỗi ngày của trẻ dưới 1 tuổi khoảng 10g/ngày. Cha mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ bằng các thực phẩm như tôm, cua, cá, hàu,…
Bảng dinh dưỡng cho bé dưới 1 tuổi cần đáp ứng nhu cầu năng lượng và bổ sung các dưỡng chất cần thiết.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần ghi nhớ vài lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ:
- Với trẻ dưới 1 tuổi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất. Nếu mẹ không đủ sữa nuôi con có thể chọn sữa công thức phù hợp để thay thế.
- Từ dưới 6 tháng tuổi nên bú mẹ hoặc dùng sữa công thức hoàn toàn. Bắt đầu từ tháng thứ 6, mẹ bắt đầu chế độ ăn dặm cho trẻ bao gồm đủ các chất dinh dưỡng như vitamin A, C, D, sắt, canxi và axit béo Omega-3.
- Hạn chế nêm nếm gia vị, sử dụng muối: Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, nhu cầu muối của trẻ từ 0-5 tháng tuổi là 0,3g/ngày, trẻ từ 6-11 tháng tuổi cần 1,5g/ngày. Ở giai đoạn dưới 1 tuổi, mẹ không cần phải nêm thêm muối vào thức ăn dặm của con, bởi ngoài sữa thì các loại thực phẩm bổ sung khác cũng đã cung cấp đủ lượng muối mà cơ thể bé cần.
2. Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 – 3 tuổi
Trong năm thứ 2 đến năm thứ 3, tốc độ tăng trưởng chiều cao và cân nặng của trẻ có xu hướng giảm so với giai đoạn trước 12 tháng tuổi. Cụ thể, chiều cao của trẻ có thể tăng từ 5-7 cm mỗi năm, trẻ nặng thêm 2-3kg/năm. Ở thời điểm 3 tuổi, chiều cao của trẻ trung bình là 96,1 cm với bé trai và 95,1cm với bé gái. Về cân nặng, bé trai có thể đạt 11,3kg và bé gái nặng khoảng 13,9kg.
Ở độ tuổi này, cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo cơ thể bé phát triển cân đối.
2.1. Nhu cầu năng lượng
Ở giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ có những bước phát triển mới. Ngoài ra, trẻ có một số răng và tăng khả năng nạp thức ăn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, trẻ bắt đầu tập đi, nói, vận động,… nên cần lượng năng lượng cao để đáp ứng. Cụ thể, nhu cầu năng lượng của trẻ khoảng 110kcal/kg cân nặng, ước chừng trẻ ở độ tuổi này nặng khoảng 9-13kg, tức là cần 900-1300kcal/ngày. Cha mẹ có thể bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng cho trẻ như: bơ, phô mai, sữa nguyên kem, dầu oliu, trứng,…
Năng lượng cho trẻ có thể được nạp từ nguồn bơ, phô mai, trứng,…
2.2. Nhu cầu Protein
Trẻ từ 1-3 tuổi cần khoảng 35-44g chất đạm mỗi ngày để phát triển về cả trí tuệ lẫn thể chất, cũng như tăng cường miễn dịch, phòng tránh suy dinh dưỡng. Trong đó 50-60% là đạm động vật. Mẹ nên bổ sung các loại đạm có giá trị cao vào thực đơn của trẻ như thịt gà, thịt bò, cá… Dù vậy, cần cân đối tỷ lệ chất đạm và các chất dinh dưỡng khác để tránh tạo gánh nặng cho gan, thận.
2.3. Nhu cầu Lipid
Trong khẩu phần ăn của trẻ ở độ tuổi này, chất béo chiếm khoảng 35-40%, với khoảng 40-50g hằng ngày. Trẻ càng nhỏ tuổi thì càng có nhu cầu chất béo cao. Dù vậy, mẹ cần lưu ý hạn chế lượng acid béo no không vượt quá 10% năng lượng khẩu phần mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung chất béo cho con bằng các thực phẩm như sữa, bơ, đậu, vừng,…
2.4. Nhu cầu Vitamin
Ở giai đoạn 1-3 tuổi, vitamin và khoáng chất đóng vai trò không thể thiếu để trẻ phát triển toàn diện. Cụ thể, nhu cầu vitamin cho trẻ ở độ tuổi này cần đáp ứng như sau:
Vitamin | Nhu cầu vitamin của trẻ dưới 12 tháng | |
Vitamin B1 | 0,5 mg | |
Vitamin B2 | 0,5 mg | |
Vitamin B6 | 0,5 mg | |
Vitamin C | 30 mg | |
Vitamin A | 400 µg | |
Vitamin D | 5 µg |
2.5. Nhu cầu một số khoáng chất
Cùng với nhu cầu năng lượng và vitamin, chất béo, trẻ từ 1-3 tuổi cũng cần được bổ sung đầy đủ kẽm, canxi và sắt.
- Canxi: Trẻ cần lượng canxi khoảng 600mg/ngày để đảm bảo quá trình tạo xương và răng. Đồng thời, cũng cần bổ sung đủ lượng vitamin D để hấp thụ canxi tốt hơn. Mẹ có thể bổ sung canxi cho trẻ từ các thực phẩm như: sữa và các sản phẩm từ sữa, đậu phụ, hạnh nhân, bông cảnh xanh,…
- Sắt: Đây là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cấu tạo máu và các thành phần men trong cơ thể. Nhu cầu về sắt của trẻ trong giai đoạn này khoảng 7.6mg mỗi ngày. Đồng thời, phụ huynh có thể khuyến khích con ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt như: hạt bí ngô, cá ngừ,…
- Kẽm: Trẻ cần được bổ sung chất kẽm để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ở mỗi giai đoạn phát triển, lượng kẽm cần bổ sung sẽ khác nhau. Cụ thể, theo khuyến nghị của WHO, nhu cầu về kẽm của trẻ từ 1-3 tuổi mỗi ngày khoảng 4.1mg.
Mẹ nên xây dựng bảng dinh dưỡng cho trẻ từ 1-3 tuổi đảm bảo giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.
Song song đó, cha mẹ nên lưu ý những điều sau khi xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ 1-3 tuổi:
- Thức ăn chính của trẻ 1 – 3 tuổi vẫn là cháo, sữa, bột ăn dặm, các thực phẩm mềm.
- Cha mẹ chú ý cung cấp đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho trẻ.
- Tổng lượng muối cần nạp vào cơ thể bé là khoảng 2,3g/ngày (dưới 900 mg Natri/ngày).
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và quá trình phát triển. Do đó, ngoài đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, phụ huynh lưu ý một số nguyên tắc khi xây dựng khẩu phần ăn của…
3. Dinh dưỡng cho trẻ từ 4 – 6 tuổi
Tương tự như giai đoạn 1-3 tuổi, trẻ 4-6 tuổi có sự phát triển vẫn nhanh dù không bằng thời điểm trước 12 tháng tuổi. Theo đó, cân nặng của trẻ có thể tăng 2kg và cao hơn khoảng 7cm mỗi năm. Ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa của trẻ đã gần hoàn thiện nên có thể ăn uống như chế độ của người lớn. Dù vậy, mẹ vẫn cần phải đảm bảo đáp ứng những nhu cầu về năng lượng, dinh dưỡng giúp con hoạt động vui chơi thoải mái, khỏe mạnh.
3.1. Nhu cầu năng lượng
Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu có nhiều hoạt động thể lực như vui chơi, chạy nhảy cũng như bắt đầu giai đoạn học mẫu giáo. Ngoài ra, trẻ cũng cần lượng calo để quá trình trao đổi chất diễn ra đầy đủ. Do đó, nhu cầu năng lượng của trẻ được khuyến nghị khoảng 1600kcal/ngày. Cụ thể hơn, trẻ hoạt động ít thường cần hoạt động vừa phải cần 1400kcal/ngày, trong khi trẻ hoạt động ít chỉ cần 1200kcal/ngày.
3.2. Nhu cầu Protein
Trẻ cần được bổ sung protein một lượng 36g mỗi ngày để duy trì cơ thể khỏe mạnh, cũng như tăng trưởng thể chất và phát triển não bộ. Mẹ cần thêm các loại thực phẩm giàu protein vào thực đơn của trẻ như trứng, đậu phụ, các loại hạt, thịt nạc…
Mẹ cần nạp đủ lượng protein để cơ thể trẻ được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh từ bên trong.
3.3. Nhu cầu Lipid
Nhu cầu lipid của trẻ từ 4-6 tuổi chiếm 30% trong tổng nhu cầu năng lượng, cụ thể khoảng 40g chất béo mỗi ngày. Để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lipid, phụ huynh nên bổ sung chất béo cho con bằng những thực phẩm như mỡ động vật, dầu cá (chất béo động vật) hoặc các loại đậu, hạt (chất béo thực vật).
3.4. Nhu cầu Vitamin
Ở giai đoạn 1-3 tuổi, vitamin và khoáng chất đóng vai trò không thể thiếu để trẻ phát triển toàn diện. Cụ thể, nhu cầu vitamin cho trẻ ở độ tuổi này cần đáp ứng như sau:
Vitamin | Nhu cầu vitamin của trẻ dưới 12 tháng | |
Vitamin B1 | 0,6 mg | |
Vitamin B2 | 0,6 mg | |
Vitamin B6 | 0,6mg | |
Vitamin C | 30 mg | |
Vitamin A | 450 µg | |
Vitamin D | 5 µg |
3.5. Nhu cầu một số khoáng chất
Ở độ tuổi 4-6 tuổi này, phụ huynh vẫn nên lưu ý đảm bảo khoáng chất theo đúng lượng cần thiết cho trẻ:
- Canxi: Trẻ cần khoảng 1000mg canxi mỗi ngày để duy trì hệ xương, răng chắc khỏe. Phụ huynh có thể thêm vào thực đơn của trẻ những thực phẩm giàu canxi như: sữa đậu nành, nước cam, khoai lang, khoai tây, đậu xanh,…
- Sắt: Trẻ 4-6 tuổi cần bổ sung dưới 7 mg sắt mỗi ngày để đảm bảo phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ. Sắt được tìm thấy trong các thực phẩm như thịt lợn, bò, cừu và những loại rau xanh đậm, đậu và ngũ cốc nguyên hạt…Tuy nhiên, để tránh lạm dụng khoáng chất này, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Kẽm: Nhu cầu kẽm của trẻ là 5mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung kẽm cho trẻ qua các loại thực phẩm đa dạng như: thịt, hải sản, sản phẩm từ sữa,… Chẳng hạn như, một khẩu phần thịt bò cung cấp 7 mg kẽm, trong một lượng thịt lợn có 2,9g kẽm và thịt gà bổ sung 2,4mg cho trẻ.
Không thể thiếu các thực phẩm bổ sung dưỡng chất cần thiết trong bảng dinh dưỡng cho trẻ từ 4-6 tuổi.
Bên cạnh chú ý đến các nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng của trẻ, cha mẹ cũng nên nắm rõ những lưu ý quan trọng khi xây dựng chế độ ăn uống của trẻ, ví dụ:
- Ngoài việc xây dựng khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng, cha mẹ nên bổ sung thêm sữa và các chế phẩm từ sữa cho con.
- Tăng lượng rau củ quả, trái cây trong thực đơn của trẻ.
- Nên sử dụng khoảng 50% tổng lượng muối nạp vào so với người trưởng thành, cụ thể là khoảng 2,5g/ngày (WHO khuyến cáo hàm lượng muối cho người trưởng thành là 5g).
Hy vọng sau bài viết trên, phụ huynh sẽ có thêm kiến thức tổng quát về bảng dinh dưỡng cho bé qua từng độ tuổi. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên quan tâm đến lượng gia vị nêm nếm khi chế biến thức ăn cho con, bởi lẽ trong thực phẩm tự nhiên cũng đã chứa sẵn muối; nếu không để ý, cha mẹ rất dễ nêm nếm quá tay, khiến bé vô tình ăn mặn hơn. Quan tâm sát sao đến chế độ dinh đi dưỡng và ưu tiên sử dụng gia vị giảm mặn trong những năm đầu đời của bé, bạn nhé!
>>> Xem thêm: Xây dựng tháp dinh dưỡng cho con, cha mẹ cần lưu ý điều gì?