Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và quá trình phát triển. Do đó, ngoài đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, phụ huynh lưu ý một số nguyên tắc khi xây dựng khẩu phần ăn của trẻ cần bổ sung và hạn chế thực phẩm gì.
Mục lục
1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi và các thực phẩm cần bổ sung
Trẻ từ 1 – 3 tuổi đang trên đà phát triển về chiều cao, cân nặng và trí não, đồng thời đã biết đi và có nhiều hoạt động hơn. Vì thế, để hỗ trợ con tăng trưởng hiệu quả, mẹ cần chuẩn bị khẩu phần ăn của bé đủ 4 nhóm thực phẩm gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất theo nhu cầu thiết yếu như sau:
1.1. Nhu cầu về tinh bột
Hàm lượng tinh bột bé cần ăn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động trong ngày. Theo các chuyên gia, trẻ từ 1 tuổi cần 1.000 – 1.4000 calo/ngày (tương đương ¼ so với khẩu phần ăn của người lớn). Dưỡng chất này có trong gạo, mì, bánh mì, nui, bún, phở, miến, bắp, các loại khoai và chuối. Nhằm tạo sự đa dạng, mẹ hãy kết hợp cả hai loại tinh bột trong bí đỏ, khoai tây, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, cháo…
Vai trò của tinh bột sẽ cung cấp năng lượng cho tất cả các chức năng trong cơ thể, đặc biệt là các hoạt động của não bộ và hệ thần kinh.
1.2. Nhu cầu về protein
Trẻ cần 2 – 2,5 đạm/kg cân nặng mỗi ngày trong chế độ dinh dưỡng, nhằm hỗ trợ phát triển mô, tế bào và tổng hợp các men cho chuyển hóa hooc môn cũng như kháng thể để ngăn ngừa bệnh tật. Theo đó, nguồn thực phẩm chứa đạm gồm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ. Để tạo sự cân bằng giúp trẻ hấp thụ đạm tốt hơn, cha mẹ nên phối hợp cho trẻ vừa ăn đạm động vật (thịt, cá, trứng,..) và đạm thực vật ( đậu, đỗ, vừng, lạc,…).
Trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cần tránh bổ sung quá nhiều chất đạm sẽ tạo gánh nặng cho thận, lại gây táo bón.
1.3. Nhu cầu về chất béo
Với trẻ 1 – 3 tuổi chất béo chiếm 40%, còn đối với trẻ 4 – 10 tuổi chất béo là 30%. Đây là thành phần quan trọng có nhiều trong dầu, mỡ, bơ, cá hồi… không chỉ giúp trẻ hấp thu và sử dụng tốt các vitamin tan trong chất béo (như vitamin A, D, E, K…), mà còn tăng cảm giác ngon miệng. Do đó, khi cho trẻ ăn bột hoặc cháo, mẹ nên thêm vào 1 – 2 thìa cà phê dầu hoặc mỡ. Nếu trẻ đã ăn cơm thì nên cho mỡ hoặc dầu vào xào, rán, kho với thức ăn.
Chất béo vừa cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, vừa tạo cảm giác ngon miệng.
1.4. Nhu cầu về vitamin
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi cần được cung cấp nhiều các loại vitamin A (phát triển cơ thể, xương, giữ cho da và niêm mạc khỏe mạnh, khoảng 400mcg/ngày trong gan, trứng, sữa, đu đủ, xoài, cà rốt); vitamin C (tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu và chảy máu chân răng, khoảng 30 – 60mg/ngày trong các loại trái cây có múi, rau củ màu vàng, đỏ, da cam) và vitamin D (duy trì và phát triển hệ xương, răng vững chắc, chống bệnh còi xương, khoảng 400UI/ngày trong lòng đỏ trứng, hải sản, các loại cá béo như cá ngừ, cá thu và cá hồi).
Bổ sung các loại rau củ quả thường xuyên giúp trẻ hấp thu tối đa các loại vitamin A, C, D.
1.5. Nhu cầu về khoáng chất
Cùng với năng lượng và vitamin thì các chất khoáng bao gồm Kẽm, Canxi, Sắt… cũng đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ em từ 1 tuổi. Theo đó, nhu cầu Canxi hàng ngày ở trẻ khoảng 600mg/ngày, có nhiều trong sữa và các loại tôm, cua, ốc. Chất sắt rất cần cho sự tạo máu nên cần được cung cấp 6 – 7mg/ngày qua gan, đậu đỗ, các loại rau có màu xanh sẫm. Và lượng kẽm bổ sung khoảng 4,1mg/ngày bằng các loại thịt, cá, tôm, hến, sò huyết… nhằm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp trẻ ăn ngon và phát triển tốt.
Các chất khoáng rất cần cho sự tạo xương – răng – máu và các hoạt động chức năng sinh lý của cơ thể.
>>> Tham khảo thêm: Nguyên tắc cần nhớ khi xây dựng tháp dinh dưỡng cho trẻ
2. Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi & các thực phẩm cần hạn chế
Song song với việc tăng cường các thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ 1 tuổi, phụ huynh cần “ghi nhớ” một số thực phẩm nên hạn chế dưới đây:
2.1. Lưu ý cần biết khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé
Một chế độ ăn khoa học và lành mạnh sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe và phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ. Theo đó, cha mẹ cần chú ý:
- Trẻ 1 – 2 tuổi chỉ cần 2,3g muối/ngày (hoặc dưới 900 mg Natri/ngày). Vì thế, để tránh dẫn tới thừa natri tạo áp lực lên thận mẹ hạn chế nêm nếm thức ăn quá mặn.
- Tăng cường chất xơ trong rau xanh và quả chín vào chế độ dinh dưỡng cho bé, nhằm đẩy nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón.
- Cung cấp đủ nước cho trẻ mỗi ngày 1 – 1,2 lít nước. Nên uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc và không dùng các loại nước ngọt có gas.
- Bổ sung thêm mỡ của các loại gia cầm như gà, ngan, vịt… bởi chúng chứa các axit béo chưa no có lợi cho sự phát triển của trẻ, nhất là các tế bào não.
- Chỉ cho trẻ ăn khoảng 85gr ngũ cốc/ngày, tránh bổ sung quá nhiều sẽ khiến trẻ no bụng trước khi hấp thụ đầy đủ calo và chất dinh dưỡng.
Mẹ có thể thêm ngũ cốc vào sữa tươi, sữa chua hoặc ăn kèm trái cây để trẻ hấp thu nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa.
Giảm mặn trong chế độ dinh dưỡng – Bảo vệ bé khỏe mạnh, phòng tránh rủi ro sức khỏe Chức năng thận của trẻ nhỏ chỉ có độ lọc bằng ⅓ người lớn, nếu độ mặn quá cao cơ thể trẻ không đáp ứng được có thể dẫn tới tổn thương thận và lâu dài là các bệnh lý mãn tính khác như tim mạch, huyết áp. Lời khuyên để hạn chế cho bé hấp thụ quá nhiều muối, mẹ cần:
Mẹ cần chú ý việc nêm nếm gia vị khi chế biến khẩu phần ăn cho bé yêu nhé |
Trẻ em ăn mặn có tốt không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan niệm để trẻ ăn ngon thì thức ăn phải được nêm nếm đậm đà, vừa miệng. Song trên thực tế, việc cho trẻ ăn mặn sớm liệu có làm ảnh hưởng đến…
2.2. Nên hạn chế thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng của trẻ từ 1 tuổi?
Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, mẹ nên hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm nhiều đường: Các loại bánh kẹo, socola thường có chứa hàm lượng hóa chất nhất định, có thể khiến trẻ bị dị ứng thực phẩm hoặc không tốt cho hệ tiêu hóa.
- Thức ăn chế biến sẵn: Cá muối, thịt nướng, bắp rang, xúc xích xông khói… thường có hàm lượng muối và đường cao được khuyến cáo nên hạn chế cho trẻ dùng.
- Thực phẩm có dùng chất màu tổng hợp: Trẻ tiêu thụ nhiều thực phẩm nhuộm màu sẽ xuất hiện tình trạng đầy bụng, rối loạn tiêu hóa. Chưa kể, chất màu khi di chuyển vào các cơ quan của hệ bài tiết còn có thể gây sỏi trong niệu đạo.
- Thực phẩm chứa nhiều axit hữu cơ: Rau cải bó xôi (rau chân vịt), lê, nho,… chứa nhiều axit phytic, axit oxalic và nhiều axit khác dễ làm hòa tan canxi trong dạ dày. Nếu ăn quá nhiều, bé rất dễ bị thiếu canxi và kém hấp thu kẽm, không có lợi cho sự phát triển xương và răng.
- Đồ uống có ga: Những loại thức uống này không chỉ có lượng calo cao dễ gây thừa cân, mà tính axit trong chúng còn có thể gây hại cho răng của bé nếu dùng thường xuyên.
Trẻ uống nước ngọt, nước có gas và nước trái cây thường xuyên gặp nguy cơ sâu răng cao hơn.
3. Gợi ý một số thực đơn lành mạnh dành cho bé 1 tuổi trở lên
Để giúp các bố mẹ không phải đắn đo suy nghĩ chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 tuổi nên bổ sung gì, thì những thực đơn sau đây sẽ là gợi ý tốt nhất cho các bé:
Thực đơn số 1 | Thực đơn số 2 | Thực đơn số 3 |
Món chính: Cơm nát, cá hồi xào cải kale sốt sữa. Món phụ: Bánh táo khoai lang. Món rau: Canh mướp mồng tơi. Tráng miệng: Kiwi. | Món chính: Cơm rắc bột đậu, lươn kho củ cải. Món phụ: Đậu phụ sốt rau củ rắc cá bào. Món rau: Canh bắp cải. Tráng miệng: Trà lúa mạch, chuối. | Món chính: Cơm kê quinoa rắc rong biển cá bào, bơ – trứng gà – cá hồi. Món phụ: Khoai tây nghiền sốt kỷ tử. Món rau: Canh mướp. Tráng miệng: Salad táo. |
Mẹ nên phối hợp các loại thực phẩm với đa dạng màu sắc để kích thích trẻ ăn ngon miệng.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cơ sở để xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bé từ 1 tuổi khoa học và lành mạnh hơn. Ngoài đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, để phòng ngừa tăng huyết áp, bệnh tim mạch và nhiều vấn sức khỏe khác cho trẻ trong tương lai, cha mẹ cần tập cho trẻ ăn giảm mặn từ sớm với nước mắm giảm mặn, tránh tiêu thụ đồ ngọt, chiên rán, thức ăn nhanh và hạn chế tối đa các loại thức uống có ga, nước giải khát có hàm lượng đường cao.
>>> Có thể bạn quan tâm: Bảng nhu cầu dinh dưỡng cho bé từ 0-6 tuổi đầy đủ nhất