Tăng cường sức khỏe cho người già vô cùng quan trọng. Đây là đối tượng có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, tinh thần dễ bị suy sụp nếu gia đình ít động viên, quan tâm. Ngoài yêu cầu tính kiên nhẫn, nhẹ nhàng và thấu cảm, chăm sóc sức khỏe lão khoa phải tập trung thay đổi dinh dưỡng, điều chỉnh giấc ngủ, cũng như sinh hoạt hợp lý, nhằm duy trì trạng thái khỏe mạnh, giúp người cao tuổi trở nên tích cực, vui vẻ và lạc quan trong cuộc sống.
Mục lục
1. Tại sao phải quan tâm, tăng cường sức khỏe cho người già?
Bước vào giai đoạn xế chiều, người cao tuổi phải đối mặt với thay đổi thể chất và tâm lý:
– Thể chất: Tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng yếu, khả năng phản xạ chậm, trí nhớ giảm sút, lưng còng hoặc mắt mờ. Mặt khác, người cao tuổi có khuynh hướng suy giảm vị giác, răng yếu hoặc rụng đi, khiến sức nhai và nghiền thức ăn kém hiệu quả. Đi kèm bệnh lý mãn tính, bao gồm: suy dinh dưỡng, đái tháo đường, bệnh tim mạch hoặc huyết áp cao.
– Tâm lý: Do thể chất suy yếu, không thể làm việc như trước nên người già thường xuyên tủi thân, cảm thấy không có ích cho xã hội, từ đó tâm lý trở nên buồn bực, nóng nảy hoặc khó tính. Cùng với đó, người già có thể cô đơn, trầm cảm, thiếu nghị lực để chống lại bệnh tật, nếu ít được gia đình quan tâm và động viên thường xuyên.
Với toàn bộ lý do trên đây, tăng cường sức khỏe cho người già là kế hoạch phải được ưu tiên hàng đầu. Trong đó, nguyên tắc chăm sóc là không tập trung vào yếu tố duy nhất. Tất cả khía cạnh từ dinh dưỡng, sinh hoạt cho đến tinh thần, thể chất phải được thay đổi toàn diện, nhằm đem lại tuổi già sống vui sống khỏe, an yên và thoải mái bên những người thân yêu.
Người già có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, cùng với tâm lý dễ tủi thân và cô đơn nên cần được quan tâm, chăm sóc sức khỏe thường xuyên
2. Giải pháp tăng cường sức khỏe cho người già
Dưới đây là một số bí quyết chăm sóc, nâng cao sức khỏe tối ưu cho người cao tuổi:
2.1. Tăng cường sức khỏe thông qua ăn uống khoa học
Hãy xây dựng khẩu phần ăn cân đối cho người lớn tuổi với đầy đủ các nhóm: tinh bột (khoai tây, khoai lang, bí đỏ), chất béo lành mạnh (các loại hạt, cá béo và dầu thực vật), chất đạm (các loại đậu, trứng, thịt nạc), chất xơ (trái cây, rau xanh, nguyên cốc nguyên hạt)… Đồng thời tránh xa những thực phẩm chiên xào do chứa nhiều chất béo xấu nguy hại cho sức khỏe tim mạch.
Ngoài ra, bữa ăn của người già nên hạn chế cho nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Bởi thói quen ăn mặn là nguyên nhân gây ra thủy thũng, tổn hại chức năng gan, thận, dạ dày, tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ. Giải pháp tốt nhất là cắt giảm sử dụng muối ( tối đa 5g/ngày), ưu tiên thực phẩm ít natri hoặc gia vị có hàm lượng muối thấp, điển hình như nước mắm giảm mặn.
Nước mắm giảm mặn là kết quả của quá trình nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại, giúp sản phẩm có hương thơm hấp dẫn, ít muối nhưng hương vị đậm đà, vừa thay đổi thói quen ăn mặn, vừa tăng cường và bảo vệ sức khỏe toàn diện cho người cao tuổi.
Sử dụng nước mắm giảm mặn là xu hướng tiêu dùng hiện đại, giúp người già vừa được ăn ngon, trọn vẹn dinh dưỡng, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe
2.2. Rèn luyện thói quen sinh hoạt khoa học
Người thân nên tích cực động viên, khuyến khích người cao tuổi dành ra 30 phút mỗi ngày (duy trì 3 – 5 ngày/tuần) thực hiện bộ môn yêu thích như đi bộ, tập yoga, khiêu vũ hoặc dưỡng sinh, vừa nhẹ nhàng vừa không tốn kém.
Ngoài ra, để tăng cường sức khỏe, người già nên ngủ đủ giấc (7 tiếng rưỡi đến 9 tiếng mỗi đêm). Đồng thời từ bỏ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại cho sức khỏe. Thay vào đó, người già nên tham gia các hoạt động ngoài trời để tăng cường hấp thụ vitamin D, từ đó phòng tránh loãng xương và giúp tinh thần thêm thoải mái.
Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đúng giờ và đủ giấc là bí quyết tăng cường sức khỏe cho người già
Việc xây dựng và thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày chính là bí quyết để có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và năng lượng dồi dào. Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho bạn 19 thói quen đã được các…
2.3. Chăm sóc sức khỏe tinh thần
Bên cạnh thể chất, chăm sóc tinh thần cho người lớn tuổi vô cùng quan trọng. Chính vì thế, người thân nên trò chuyện, tâm sự và hỏi thăm thường xuyên người lớn tuổi. Điều này sẽ giúp người lớn tuổi đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực, giảm tình trạng bi quan, phiền muộn hoặc chán nản kéo dài.
Hãy dành thời gian đưa ông bà/bố mẹ đi mua sắm, đi du lịch hoặc cùng nhau nấu ăn, trồng cây và nuôi cá, để người già không cảm thấy cô đơn. Trường hợp người lớn tuổi có dấu hiệu trầm cảm, gia đình nên theo dõi, giám sát sức khỏe tinh thần và khi cần thiết, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để có giải pháp khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Ngoài quan tâm, hỏi thăm thường xuyên, người thân nên dành thời gian nấu ăn để người già không có cảm giác cô đơn
Trên đây là toàn bộ thông tin về bí quyết tăng cường sức khỏe cho người già. Bước vào giai đoạn xế chiều, tất cả thay đổi về thể chất, trí tuệ và tâm lý khiến người già suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vì thế, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một kế hoạch quan trọng, đòi hỏi gia đình phải quan tâm, thấu hiểu và hết sức nhẹ nhàng, để người già được tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc trong tháng ngày sau này.