Việc xây dựng và thực hiện những thói quen tốt cho sức khỏe mỗi ngày chính là bí quyết để có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn và năng lượng dồi dào. Bài viết hôm nay sẽ bật mí cho bạn 19 thói quen đã được các nghiên cứu chứng minh giúp bạn khỏe hơn, hạnh phúc hơn. Đừng bỏ lỡ nhé!
THÓI QUEN ĂN UỐNG KHOA HỌC Một trong những việc làm tốt cho sức khỏe bạn nên ưu tiên hàng đầu chính là chú ý chế độ dinh dưỡng. Việc tuân thủ và áp dụng nguyên tắc ăn uống khoa học không chỉ mang đến một cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp bạn phòng tránh và đẩy lùi mọi bệnh tật. |
Mục lục
1. Chú ý giảm muối để có sức khỏe tốt
Giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày là những thói quen tốt cho sức khỏe được Bộ Y tế khuyến khích thực hiện. Bởi việc ăn nhiều muối có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến với sức khỏe, đặc biệt là một số bệnh lý về huyết áp, tim mạch,… Hơn nữa, ăn quá mặn sẽ khiến hệ thống tim mạch và thận tiết niệu phải làm việc nhiều hơn dẫn tới suy giảm chức năng. Thậm chí là làm tăng tích nước trong cơ thể, nhất là ở những bệnh nhân đang mắc bệnh suy tim, xơ gan.
Để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý kể trên bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống, giảm ăn muối ngay từ bây giờ. Dưới đây là một số cách để bạn tham khảo:
- Không nên chấm ngập thực phẩm vào nước chấm. Hãy pha loãng và chấm nhẹ tay.
- Không chấm muối khi ăn trái cây.
- Hạn chế uống hết nước bún, phở, mì, đặc biệt là khi ăn ngoài quán.
- Ăn những thực phẩm tươi sạch để thay thế cho thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối.
- Nêm nếm món ăn bằng các gia vị khác như hạt tiêu, tỏi, ớt, rau mùi…
- Ưu tiên sử dụng nước mắm giảm mặn đã được gia giảm nồng độ muối vừa đủ. Đây là giải pháp hoàn hảo giúp bạn bảo vệ được sức khỏe của chính mình và gia đình, mà vẫn giữ được vị ngon truyền thống, trọn vẹn hương vị bữa ăn.
Chọn nước mắm giảm mặn, chọn lối sống lành mạnh giúp giữ gìn sức khỏe, bảo vệ trái tim, tránh xa những căn bệnh nguy hiểm.
2. Cắt giảm lượng đường tiêu thụ
Đường là một gia vị không thể thiếu trong đời sống thường ngày, tuy nhiên việc ăn quá nhiều đường có thể làm tăng khả năng kháng Insulin, nguy cơ cao mắc tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Chính vì vậy, việc cắt giảm lượng đường bằng cách hạn chế tiêu thụ nước ngọt, nước ép đóng hộp, bánh ngọt, các loại nước sốt (sốt cà chua, sốt chấm thịt nướng, tương ớt ngọt) là những thói quen tốt cho sức khỏe vô cùng cần thiết.
3. Thay thế các thực phẩm không lành mạnh
Ít người nhận ra, chế độ ăn hiện đại ngày nay chứa rất nhiều thực phẩm không lành mạnh cho sức khỏe như đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh (buger, đồ chiên rán), nước uống có gas, cookies… Nếu tiêu thụ trong thời gian dài, bạn có nguy cơ cao bị béo phì cùng với đó là những căn bệnh đi kèm như ung thư, tiểu đường, tim mạch hoặc cao huyết áp. Tốt nhất, hãy chọn cho mình những đồ ăn vặt lành mạnh hoặc kết hợp các món ăn nhẹ với nhau, chẳng hạn như trái cây và rau quả, hay các loại hạt vào chế độ ăn uống của mình.
Lối sống hiện đại tiềm ẩn rất nhiều thói quen ăn uống không lành mạnh mà có thể bạn cũng đang mắc phải. Nếu không nhận ra và điều chỉnh kịp thời, chúng sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là ung thư đe…
4. Không nên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng
Để có sức khỏe tốt và luôn tràn đầy năng lượng, bạn cần đảm bảo cơ thể nạp đủ ba cữ ăn trong ngày. Bởi vai trò của các bữa ăn với sức khỏe, nhất là bữa sáng sẽ giúp khởi động quá trình trao đổi chất và ngăn chặn cảm giác thèm ăn hoặc ăn quá mức cần thiết. Chưa kể, việc có một “lịch trình” ăn uống đều đặn còn mang lại nhiều lợi ích như tăng khả năng ghi nhớ và tập trung, duy trì lượng đường huyết ổn định, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Bắt đầu một ngày mới với bữa sáng lành mạnh gồm ngũ cốc nguyên hạt, trứng, rau, hoa quả… là những thói quen tốt cho sức khỏe giúp bạn có nhiều năng lượng hơn suốt ngày dài.
Ngày nay, rất nhiều người theo đuổi xu hướng ăn uống lành mạnh, ưu tiên sử dụng trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh, đồng thời hạn chế thức ăn chế biến sẵn. Vậy lợi ích của việc ăn uống lành mạnh là gì?…
THÓI QUEN SINH HOẠT LÀNH MẠNH Bên cạnh dinh dưỡng, xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần cải thiện, duy trì sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng ta. |
5. Kiểm soát cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng hợp lý là “chìa khóa” giúp bạn luôn giữ được trạng thái khỏe mạnh, kể cả khi lớn tuổi. Theo đó, điều đầu tiên là hãy kiểm soát chế độ ăn uống, bằng cách theo dõi cân nặng và lượng calo hấp thu, bổ sung nhiều carbs phức hợp (lúa mì nguyên hạt, mì ống, gạo lứt,…), tạo thói quen ăn đúng giờ. Đồng thời, tăng cường hoạt động thể chất thường xuyên với các bài tập tăng sức mạnh sẽ giúp đốt cháy calo và hình thành cơ bắp, cho cơ thể săn chắc.
6. Uống nước đủ và đúng là việc làm cần thiết cho sức khỏe
Bạn có biết, việc uống đủ và cấp nước đúng lúc không chỉ ngăn ngừa mất nước mà còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, cho tinh thần minh mẫn hơn. Đặc biệt, uống nhiều nước mỗi ngày khoảng 2 – 3 lít còn góp phần ngăn ngừa các bệnh về đường tiêu hóa, thừa cân, béo phì và tiểu đường tuýp 2. Để bớt nhàm chán thay vì chỉ sử dụng nước lọc, bạn có thể thử một số đồ uống khác như nước ép, sinh tố, hoặc thêm vài lát cam, chanh, dưa chuột.
Uống một ly nước ép mỗi ngày không chỉ hỗ trợ đào thải độc tố mà còn giúp ổn định huyết áp và lượng đường máu.
7. Tự massage cho bản thân mỗi ngày
Massage là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần mà bạn nên thực hiện mỗi ngày. Bằng việc ấn, xoa bóp trên da, cơ, gân và dây chằng với các động tác từ vuốt nhẹ tới ấn sâu sẽ giúp cơ thể thoải mái, thư giãn hơn sau một ngày làm việc. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, massage còn hữu ích trong việc hỗ trợ điều trị chứng lo âu, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, đau lưng dưới, đau cơ xơ hóa…
8. Uống nửa cốc nước ấm trước khi ngủ
Nhiều người lo ngại uống nước trước khi đi ngủ có thể gây tiểu đêm và khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Nhưng, sự thật là việc hình thành thói quen uống nước ấm đều đặn trước khi ngủ vừa giúp giấc ngủ trọn vẹn hơn vừa hỗ trợ tiêu hóa, tăng lưu thông máu, loại bỏ độc tố và làm sạch hệ thống cơ quan nội tạng hữu hiệu. Bạn không cần uống quá nhiều, khoảng 100ml nước ấm là đủ và có thể thêm một ít mật ong để tăng cường đề kháng.
Uống nước ấm trước khi đi ngủ là cách giúp cơ thể được thải độc tự nhiên và cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa.
9. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nhiều người thắc mắc không biết những điều nên làm tốt cho sức khỏe là gì, mà không nhận ra rằng việc khám sức khỏe định kỳ là cách giúp bạn tự bảo vệ chính mình khỏi nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm ngay từ sớm. Thông qua kiểm tra sức khỏe, bạn vừa phát hiện bệnh để kịp thời chữa trị, tăng tỷ lệ lành bệnh, vừa được bác sĩ tư vấn cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, thói quen sống khoa học và lành mạnh hơn.
Khi thăm khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ giúp bạn đánh giá tổng quát, phát hiện nguy cơ tiềm ẩn và tư vấn làm sao để cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả nhất.
10. Rửa tay thường xuyên và đúng cách
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, rửa tay được xem là “liều vắc xin tự chế” đơn giản và tiết kiệm nhất giúp ngăn ngừa 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh. Chưa kể, các nhà khoa học cho biết, rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng xà phòng trước khi ăn, hay sau khi đi vệ sinh có thể làm giảm ½ ca tiêu chảy, ½ các ca tử vong do viêm phổi và ¼ các ca bệnh liên quan đến hô hấp. Quy trình thực hiện rất đơn giản: Khi thoa xà phòng xong, bạn tập trung cọ xát vào lòng mu, kẽ và cả đầu ngón tay ít nhất 30 giây, sau đó mới rửa sạch dưới vòi nước.
THAY ĐỔI THÓI QUEN XẤU Trong quá trình thiết lập và duy trì lối sống lành mạnh, để có sức khỏe tốt ở bất kỳ độ tuổi nào, bạn cần phải học cách từ bỏ những thói quen xấu ngay hôm nay. |
11. Từ bỏ rượu bia
Quá lạm dụng rượu bia sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng tới não bộ, suy giảm trí nhớ, tăng huyết áp, thậm chí là khiến gan nhiễm mỡ dẫn đến ung thư. Do đó, nếu có thói quen “xấu xí” kia thì bạn nên dừng lại từ bây giờ, đặt mục tiêu giảm dần số lượng mỗi lần uống, hoặc đổi mọi đồ uống bằng nước suối hoặc đồ uống không cồn, chẳng hạn như mocktail.
Giảm mức tiêu thụ rượu bia mang lại nhiều lợi ích to lớn, giúp phòng chống nguy cơ mắc các bệnh về gan, tăng cân, mất ngủ, ung thư…
12. Nói “không” với thuốc lá
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hút thuốc lá chính là thủ phạm gây suy giảm trí nhớ, sức khỏe và chức năng miễn dịch, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và loãng xương. Bởi trong khói thuốc lá chứa trên 4000 hoá chất, trong đó có 43 hoá chất là nguyên nhân gây ung thư, nguy hiểm nhất là chất hắc ín và Nicotine. Chính vì thế, bạn nên tập cai thuốc lá càng sớm càng tốt, bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước khoáng, nhai kẹo cao su, ngửi 1 mẩu quế… mỗi khi cảm thấy muốn hút thuốc.
13. Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại
Các nghiên cứu khoa học cho biết, việc dành quá nhiều thời gian cho điện thoại, máy tính thực sự gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Cụ thể, ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị điện tử có tác động đến mắt và da, khiến mắt bị mờ, khô, thậm chí lão hóa da sớm do ánh sáng gây tổn thương tế bào da. Mặt khác, ngồi làm việc lâu trên máy tính và điện thoại thời gian dài sẽ làm căng cơ tay, đau cổ, tăng cân… dẫn đến tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt.
CHÚ Ý NGHỈ NGƠI HỢP LÝ Cơ thể sau một ngày làm việc và học tập rất cần được nghỉ ngơi để tiếp tục các hoạt động mới. Do đó, để giúp mọi cơ quan trong cơ thể được thư giãn và tái tạo năng lượng, bạn nên “ghi nhớ” những thói quen tốt cho sức khỏe dưới đây. |
14. Rèn luyện thói quen ngủ sớm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đi ngủ trước 22 giờ có thể làm giảm đáng kể bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ… Nguyên nhân là do thức khuya sẽ khiến chức năng của các cơ quan nội tạng bị suy giảm, từ đó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Cách tốt nhất để rèn luyện thói quen ngủ sớm là hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử, nghe nhạc, đọc sách, đồng thời tránh uống caffeine và ăn trước khi đi ngủ ít nhất 2 giờ.
Một trái tim khỏe là một trái tim có nhịp đập bình thường, đối với người lớn thì nhịp đập dao động từ 60 - 100 nhịp/phút, trẻ em dao động từ 70 - 100 nhịp/phút. Ngược lại, theo nghiên cứu, nếu tim của bạn có dấu hiệu đập nhanh…
15. Nên có 1 giấc ngủ trưa ngắn
Ít người biết rằng, ngủ trưa với khoảng thời gian hợp lý 15 – 20 phút chính là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe. Không chỉ mang đến sự tỉnh táo và tăng năng suất làm việc, giấc ngủ trưa còn hỗ trợ não bộ sản sinh ra hormone Serotonin làm dịu các dây thần kinh, từ đó cải thiện được khả năng ghi nhớ thông tin. Ngoài ra, thời gian nghỉ trưa còn giúp gan phục hồi những tổn thương sau quá trình đào thải độc tố ở buổi sáng, từ đó giảm nguy mắc bệnh về gan, thận.
Giấc ngủ trưa 15 phút ngắn ngủi tưởng chừng vô ích, nhưng lại có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng và tăng độ tỉnh táo để bắt tay vào buổi chiều làm việc hiệu quả.
QUAN TÂM SỨC KHỎE TINH THẦN Cuộc sống được coi là trọn vẹn chỉ khi chúng ta có một một tâm trí an lành bên trong một cơ thể khỏe mạnh. Chính vì thế, một trong những điều tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua đó là học cách chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình: |
16. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng diễn ra thường xuyên, ở mức độ dày đặc có thể gây ra nhiều vấn đề tâm lý, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và thể chất. Do đó, để có sức khỏe tốt và luôn cảm thấy lạc quan, bạn đừng vội khủng hoảng nếu gặp phải vấn đề căng thẳng. Hãy học cách kiểm soát nó bằng một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục giúp làm giảm tăng tiết các hormone gây căng thẳng. Hoặc nghe nhạc, tập yoga, ngồi thiền hay trò chuyện cùng bạn bè để thư giãn tinh thần.
17. Tạo thói quen đọc sách
Theo một nghiên cứu khoa học được đăng trên tạp chí Social Science & Medicine, chỉ cần 30 phút đọc sách mỗi ngày có thể nâng cao tuổi thọ lên 2 – 3 năm, đồng thời cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống rõ rệt. Cụ thể, đọc sách giúp kích thích tinh thần, cải thiện sự tập trung và tăng cường kỹ năng tư duy. Cùng với đó, việc ghi nhớ các nhân vật, thông tin hay các tình tiết qua mỗi câu chuyện sẽ góp phần làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer và mất trí nhớ.
TĂNG CƯỜNG RÈN LUYỆN THỂ CHẤT Và cuối cùng, để cơ thể đạt trạng thái tốt nhất luôn lạc quan, yêu đời và khỏe mạnh mỗi ngày là hình thành thói quen rèn luyện thể chất, thông qua những hoạt động đơn giản sau. |
18. Tập thở là một trong những thói quen tốt cho sức khỏe
Bên cạnh việc hít thở đều đặn, chúng ta nên dành thời gian nhất định trong ngày để tập hít thở sâu và đều. Việc này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần như: Kiểm soát cảm xúc để duy trì trạng thái dễ chịu, kích thích tiêu hóa và tăng cường miễn dịch hỗ trợ quá trình đốt cháy mỡ thừa, đặc biệt là giải phóng Endorphin – chất giảm đau tự nhiên, giúp tăng cường đào thải chất độc và hạn chế nguy cơ bệnh tật.
Học cách hít thở sâu vài phút mỗi ngày là thói quen tốt cho sức khỏe, giúp đầu óc minh mẫn, tinh thần vui vẻ và cơ thể khỏe mạnh.
19. Tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe thể lực
Hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những việc làm tốt cho sức khỏe, không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đốt cháy calo mà còn giữ vai trò quan trọng việc xây dựng cũng như duy trì cơ bắp, xương chắc khỏe. Bạn có thể bắt đầu bằng việc đi cầu thang bộ thay cho thang máy, vận động nhẹ nhàng với đạp xe, yoga hay chơi các môn thể thao đòi hỏi sức bền như bóng đá, bóng chuyền, tennis. Lưu ý, để đạt được những lợi ích của việc tập thể dục bạn nên tập 30 – 60 phút/ngày và ít nhất 150 phút một tuần.
Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn những thói quen tốt cho sức khỏe đơn giản, hiệu quả mà ai cũng có thể thực hiện được. Hãy lựa chọn, áp dụng và duy trì những việc làm tốt cho sức khỏe thường xuyên để mỗi ngày luôn tràn trề năng lượng, tự tin, yêu đời hơn bạn nhé!
>>> Xem thêm: