9 thói quen ăn uống không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe

Lối sống hiện đại tiềm ẩn rất nhiều thói quen ăn uống không lành mạnh mà có thể bạn cũng đang mắc phải. Nếu không nhận ra và điều chỉnh kịp thời, chúng sẽ dẫn đến nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí là ung thư đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Vì vậy hãy kiểm tra xem dưới đây, những thói quen nào là không tốt và cần từ bỏ ngay lập tức:

1. Thói quen ăn quá mặn trong ngày

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay người Việt Nam tiêu thụ 9,4g muối/ngày, trong khi đó mức khuyến cáo chỉ tối đa 5g muối/ngày. Đáng lo ngại, thói quen ăn mặn lâu ngày làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy thận, loãng xương và ung thư dạ dày.

Để giảm gánh nặng bệnh tật, mỗi người hãy thực hiện lối sống giảm mặn, giảm muối khi chế biến và nấu nướng, không chọn thực phẩm có hàm lượng muối cao (các loại mắm, khô, dưa muối, xúc xích, giò chả…) và khuyến khích tự nấu ăn ở nhà. Tuy nhiên nếu giảm ăn mặn đột ngột thì rất khó, vậy nên hãy điều chỉnh từ từ. Nhiều gia đình cũng đã lựa chọn các sản phẩm gia vị có công thức giảm mặn, giảm bớt muối nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon cho bữa ăn.

thói quen ăn uống không lành mạnh

Sản phẩm nước mắm giảm mặn ra đời tạo ra xu hướng ăn uống lành mạnh trong tương lai.

Nước mắm giảm mặn là gì? Có ngon và tốt cho sức khỏe không?

Thói quen ăn mặn - bữa cơm luôn phải kèm theo một bát nước mắm từ lâu đã xuất hiện trong các bữa cơm gia đình Việt. Thế nhưng, nhiều chị em nội trợ hiện đại ngày nay đã có ý thức hơn về vấn đề ăn mặn và biết…

2. Tiêu thụ quá nhiều đường

Bạn có biết, trung bình nam giới chỉ nên tiêu thụ tối đa 9 thìa đường/ngày và ở nữ giới là 6 thìa đường/ngày? Chính thói quen ăn uống nhiều đồ ngọt (bánh kẹo, chè, kem, nước ngọt có gas…) khiến cơ thể tiêu thụ đường vượt mức khuyến cáo, về lâu dài gây tăng cân và béo phì, bệnh tiểu đường, thậm chí ung thư. Hãy từ bỏ thói quen ăn uống không lành mạnh này bằng cách: thay vì uống nước ngọt có gas bạn có thể đổi sang sữa hoặc trà thảo mộc, hạn chế món tráng miệng chứa nhiều đường, tránh thực phẩm chế biến sẵn, kiểm tra lượng đường trong thực phẩm đóng hộp.

3. Lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn

Các món chế biến sẵn (như thịt xông khói, thịt bò khô, xúc xích, lạp xưởng, bánh mì tinh chế, khoai tây chiên, mì ăn liền, trái cây đóng hộp) có đặc điểm tiện lợi, thời gian bảo quản lâu và giá thành hợp lý. Tuy nhiên chúng chỉ nên “cứu cánh” trong những trường hợp bất đắc dĩ, nếu sử dụng thường xuyên thì bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ dị ứng, béo phì, bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư. Lối sống mới: thay vì chọn mua thực phẩm chế biến sẵn, bạn nên chú trọng bữa ăn tại nhà, dự trữ sẵn đồ ăn vặt lành mạnh tại nhà hoặc tại công ty (như ngũ cốc, các loại đậu, trái cây).

các thói quen ăn uống không lành mạnh

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, đường, chất béo bão hòa và các chất khác dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Những thay đổi trong bữa ăn hàng ngày để bảo vệ tim mạch

Bạn có biết rằng một chế độ ăn uống cân bằng, bổ dưỡng và thói quen tập luyện sẽ bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh về tim. Điều quan trọng là bạn cần biết những loại thực phẩm nào nên hạn chế và loại thực phẩm…

4. Thường xuyên bỏ bữa sáng

Nhiều người có suy nghĩ bữa sáng chỉ là bữa ăn phụ, nên thường xuyên bỏ qua. Đây là quan điểm sai lầm và thực trạng này nếu kéo dài có thể làm gián đoạn nhịp sinh học cơ thể, gây nên các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, viêm loét dạ dày, sỏi mật, suy giảm miễn dịch… làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất công việc. Vì vậy, đừng bao giờ bỏ bữa sáng nhé! Hãy xem đây là bữa ăn quan trọng cung cấp năng lượng giúp bạn vượt qua một ngày dài và phòng ngừa bệnh tật. Các món như bún, phở, xôi, bánh mì… là sự lựa chọn phù hợp cho bữa sáng lý tưởng.

5. Nhịn ăn hoàn toàn để giảm cân

Một số người không chỉ bỏ bữa sáng mà còn nhịn ăn các bữa khác trong ngày, chỉ vì muốn giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên nếu nhịn ăn hoàn toàn có thể dẫn đến nguy cơ các bệnh tiêu hóa, hạ đường huyết, não thiếu dinh dưỡng gây rối loạn thần kinh, về lâu dài có thể dẫn đến hôn mê. Vì vậy nếu muốn giảm cân an toàn hơn, bạn cần tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia và áp dụng phương pháp giảm cân khoa học.

6. Thường xuyên ăn đêm, ăn tối muộn

Dùng bữa tối muộn sau 19 – 20h tối chính là thói quen ăn uống không lành mạnh mà bạn cần tránh. Bởi nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây hại tim, làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản, dễ bị tăng cân, ngủ không ngon giấc…  Gợi ý đến bạn một số mẹo giúp từ bỏ thói quen ăn đêm: ăn đầy đủ các bữa trong ngày giúp làm giảm cơn đói vào ban đêm (chú trọng cung cấp cho cơ thể lượng protein và chất xơ cần thiết), tránh để đồ ăn ở nơi dễ nhìn thấy, điều quan trọng là bạn cũng cần đi ngủ sớm.

ăn uống không lành mạnh

Hãy đầu tư và chú trọng việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng ở mỗi bữa ăn, đặc biệt là bữa sáng, sức khỏe của bạn sẽ thay đổi một cách tích cực.

>>> Xem thêm: Những thói quen tốt cho sức khỏe mà bạn nên áp dụng ngay

7. Ăn nhanh, nuốt vội, không tập trung

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người có thói quen ăn qua loa, ăn rất nhanh, hoặc vừa ăn vừa làm việc, đọc sách hoặc xem tivi, dùng điện thoại. Thói quen này không hề tốt cho hệ tiêu hóa, vì thức ăn chưa được nghiền nát đã xuống dạ dày, càng làm tăng gánh nặng cho dạ dày, về lâu dài có thể gây đau dạ dày và cảm giác chướng bụng sau khi ăn. Vì vậy mỗi khi ăn, bạn cần ăn chậm, nhai kỹ, ngồi thẳng, hít thở chậm, chỉ tập trung cho ăn uống, không làm thêm bất cứ việc gì khác.

8. Ăn uống theo cảm xúc

Ở một số người, ăn uống không phải do đói và nuôi dưỡng cơ thể, mà là vì muốn phản ứng với cảm xúc, thường là khi cảm xúc tăng vọt hay ở những ngưỡng giới hạn như quá đau buồn, chán nản hoặc căng thẳng. Khi đó, họ bắt đầu có thói quen ăn uống không kiểm soát, không nhận thức được bản thân đang ăn gì, lâu ngày gây tăng nguy cơ bị rối loạn ăn uống, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Lời khuyên là khi có cảm xúc thất thường, thay vì ăn thì chúng ta hãy làm những việc khác như: đi dạo, chạy bộ, tắm, làm việc nhà, nghe nhạc, chia sẻ với người thân để tốt cho sức khỏe hơn.

những thói quen ăn uống không lành mạnh

Ở một số trạng thái tinh thần như quá vui hoặc quá buồn, bạn cảm thấy mình ăn nhiều hơn bình thường – Hãy từ bỏ thói quen này ngay!

9. Cắt giảm hoàn toàn tinh bột

Carbohydrate (tinh bột) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, nếu ăn quá ít tinh bột hoặc cắt giảm hoàn toàn chỉ vì muốn giảm cân, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng suy nhược, hạ đường huyết, gây các bệnh về gan, nguy cơ đột quỵ cao. Lời khuyên là chúng ta không nên loại bỏ tinh bột ra khỏi thực đơn mà hãy sử dụng chúng thông minh: ăn đủ lượng tinh bột (30-45% tổng năng lượng cơ thể cần mỗi ngày), chọn những thực phẩm cung cấp tinh bột lành mạnh như gạo lứt, bánh mì nguyên hạt, yến mạch, khoai lang tốt cho sức khỏe.

Từ những thói quen ăn uống không lành mạnh đã kể, các chuyên gia khuyên bạn nên sớm thay đổi ngay và phát triển ngay lối sống khoa học. Hãy hạn chế ăn quá ngọt hoặc quá mặn, ăn đầy đủ bữa và đúng giờ, nhai kỹ khi ăn và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Đây chính là cách để chúng ta sống vui, sống khỏe và đẩy lùi bệnh tật hiệu quả.

>>> Đừng bỏ lỡ:

 

Bài cùng chuyên mục