Đánh Giá Nước Mắm

nước mắm là một gia vị kỳ diệu
  • Nước mắm
    • Nước mắm ngon
    • Nước mắm cá cơm tươi
    • Nước mắm nhĩ
    • Nước mắm cốt
    • Nước mắm công nghiệp
  • Thương hiệu nước mắm
    • Nước mắm Masan
    • Nước mắm Nam Ngư
    • Nước mắm CHIN-SU
    • Nước mắm Nha Trang
    • Nước mắm Phan Thiết
    • Nước mắm Phú Quốc
  • Bí quyết nấu ăn
  • Tin sức khỏe
  • Liên hệ
    • Về chúng tôi
  • August 11, 2022

Trang chủ » Tin sức khỏe » Nước mắm cho bé: Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Nước mắm cho bé: Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Nêm vài giọt nước mắm vào cháo, bột ăn dặm là mẹo giúp bé ăn ngon miệng hơn được nhiều mẹ chia sẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo dùng nước mắm sai cách có thể gây ra tình trạng thừa muối ở bé với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy khi sử dụng nước mắm cho bé, mẹ cần lưu ý gì? Theo dõi vài nguyên tắc “vàng” sau đây nhé!

Mục lục

  • 1. Trẻ mấy tháng tuổi ăn được nước mắm?
  • 2. Liều lượng và cách dùng nước mắm cho bé như thế nào
  • 3. Hệ quả khi cho bé ăn quá mặn?
  • 4. Cách chọn nước mắm cho bé ăn dặm

1. Trẻ mấy tháng tuổi ăn được nước mắm?

Muối (hay còn được gọi là Natri Clorua) có tác dụng hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng khắp cơ thể, duy trì huyết áp ở mức ổn định, hỗ trợ truyền tín hiệu thần kinh…

Đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, muối đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu muối là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, giảm thính lực,…

Nêm nước mắm là cách bổ sung muối cho trẻ được nhiều mẹ Việt ưa chuộng, bởi loại gia vị này còn có tác dụng giúp món ăn thêm thơm ngon, đậm đà. Tuy nhiên, việc dùng nước mắm và muối nói chung còn cần căn cứ vào độ tuổi của bé:

  • Trẻ dưới 12 tháng tuổi: Nhu cầu muối của trẻ trong thời gian này là từ 0,3g – 1,5g/ngày. Sữa và các cữ ăn trong ngày đã cung cấp đầy đủ lượng muối mà trẻ cần (chẳng hạn, hàm lượng muối trong sữa bột công thức ở mức 15-30mg/100ml). Vì thế, mẹ nên hạn chế dùng thêm nước mắm cho bé ăn dặm nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên: Ở giai đoạn này, nhu cầu muối của bé đã tăng lên 2.3g/ ngày. Đồng thời, lượng muối được cung cấp từ sữa cũng giảm đi do sữa không còn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Lúc này, các mẹ có thể nêm thêm gia vị này vào bữa ăn hàng ngày để kích thích vị giác và đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé. 

nước mắm cho bé

Đến khi bé được 12 tháng (1 tuổi) trở lên, mẹ mới nên cho trẻ ăn nước mắm.

2. Liều lượng và cách dùng nước mắm cho bé như thế nào

Sau đây là liều lượng và cách dùng nước mắm khi chế biến món ăn cho bé:

Liều lượng nước mắm nên dùng cho bé:

  • Khi mới bắt đầu, mẹ chỉ nên cho từ 1 – 2 giọt nước mắm vào mỗi cữ ăn của bé, sau đó có thể tăng dần lên nhưng không vượt quá 1 thìa cà phê/ngày.
  • Mẹo là khi nếm thấy vừa miệng mẹ có nghĩa là món ăn đó mặn so với bé. Ngược lại, nếu mẹ nếm thấy nhạt là phù hợp với bé. 

Hướng dẫn dùng nước mắm đúng cách để giúp món ăn của bé thêm thơm ngon: 

  • Khi nấu bột, cháo, món soup… mẹ nên nêm nước mắm sau cùng (khi món ăn đã sôi và chín đều) rồi tắt bếp ngay. 
  • Không nên nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp. Lúc này món ăn sẽ mất ngon do hương vị nước mắm bị biến đổi.

3. Hệ quả khi cho bé ăn quá mặn?

Nếu dùng quá nhiều nước mắm hoặc nêm nếm quá mặn, bé rất dễ gặp các vấn đề sức khỏe như:

  • Tác động tiêu cực đến thận của bé: Thận của bé chỉ có độ lọc bằng 1/3 người lớn. Vì thế lượng muối dư thừa trong các cữ ăn khi lọc qua thận sẽ khiến cơ thể trẻ không đáp ứng được có thể dẫn tới tổn thương cơ quan này.
  • Ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ: Dư thừa muối còn làm tăng nguy cơ đào thải canxi ra ngoài theo nước tiểu. Điều này khiến bé có nguy cơ thiếu canxi, trong khi đó, đây lại là khoáng chất cần thiết để bé phát triển chiều cao. 
  • Tạo thói quen ăn mặn cho trẻ: Nếu mẹ cho bé ăn thêm quá nhiều muối hoặc nước mắm từ sớm thì trẻ sẽ dần hình thành thói quen ăn mặn. Về lâu dài, thói quen xấu này có thể gây hậu quả về sau như: tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, suy thận, ung thư…

nước mắm cho bé ăn dặm

Mẹ không nên nêm thêm nước mắm ăn dặm cho bé dưới 1 tuổi để tránh các biến chứng trên nhé!

Ăn mặn hại thận: Nguyên nhân và những hệ lụy khôn lường

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi người trưởng thành chỉ nên sử dụng tối đa 5g muối/ngày, nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn. Nhiều người Việt ở một số vùng hiện nay không hề biết rằng ăn mặn hại thận,…

4. Cách chọn nước mắm cho bé ăn dặm

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại nước mắm, nhưng để lựa chọn được loại nước mắm an toàn và chất lượng thì các mẹ cần lưu ý:

  • Hãy chọn sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng! Đồng thời khi mua, mẹ cũng nên chọn những địa chỉ uy tín như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, bách hóa,… để tránh chọn nhầm hàng nhái, hàng giả.
  • Khi quan sát, mẹ nên chọn những sản phẩm nước mắm có màu nâu cánh gián đẹp mắt và không có cặn dưới đáy chai. Đồng thời, mẹ cũng cần tránh mua những sản phẩm có nhãn thông tin bị mất hoặc mờ.
  • Ưu tiên nước mắm ứng dụng công thức giảm mặn hoặc được sản xuất chuyên biệt cho trẻ nhỏ bởi những sản phẩm này vừa đảm bảo hương vị đậm đà, vừa ngon miệng lại vừa tốt cho sức khỏe của bé nhờ hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể.

trẻ mấy tháng ăn được nước mắm

Xu hướng mới với việc chọn nước mắm, các mẹ nên ưu tiên chọn sản phẩm có logo hoặc thông tin giảm mặn trên bao bì.

Trên đây là những điều mà mẹ cần biết khi sử dụng nước mắm cho bé. Việc nêm nếm gia vị và nước mắm nói riêng đúng cách sẽ kích thích vị giác, từ đó giúp bé ăn ngon miệng và phát triển tốt. Ngược lại, việc cho trẻ ăn mặn quá sớm cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bé. Vì thế, mẹ chỉ nêm gia vị vừa đủ, nên nhạt hơn khẩu vị của mình để đảm bảo sức khỏe cho con nhé!

>>> Xem thêm:

  • Cần lưu ý gì khi chọn nước mắm cho người bị tim mạch?
  • Bỏ túi ngay cách giảm mặn cho món ăn tốt cho sức khỏe
  • Những điều cần biết về việc ăn mặn khi mang thai

Bài cùng chuyên mục

phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn giản

Phòng chống tai biến đột quỵ cực đơn giản với 5 bước

thực phẩm tốt cho người già

TOP 15 thực phẩm tốt cho người già nâng cao sức khỏe

ăn uống healthy

Chế độ ăn healthy là gì? Cách ăn uống healthy cho người mới bắt đầu

thực đơn tốt cho sức khỏe

Thực đơn ăn uống khoa học, tốt cho sức khỏe ai cũng cần biết

thế nào là ăn uống khoa học

5 nguyên tắc để có chế độ ăn uống khoa học, sống khỏe mỗi ngày

những thói quen ăn uống không lành mạnh

9 thói quen ăn uống không lành mạnh, gây hại cho sức khỏe

đánh giá nước mắm chinsu
nước mắm nam ngư đệ nhị

Bài viết gần đây

  • [Giải đáp] Thế nào là bữa ăn hợp lý, đầy đủ dưỡng chất?
  • Bạn biết gì về các thói quen ăn uống của người Việt Nam?
  • Bắt kịp lối sống healthy – Nâng cao sức khỏe, tươi trẻ mỗi ngày
  • 8 lợi ích của việc ăn uống lành mạnh giúp bạn sống vui sống khỏe
  • 10 cách duy trì lối sống lành mạnh ai cũng có thể thực hiện

Về chúng tôi

Đánh giá nước mắm sẽ review những dòng nước mắm đang hot trên thị trường dựa trên ý kiến của những người đã sử dụng sản phẩm nhằm đưa lại sự lựa chọn tốt nhất cho bạn về tiêu chuẩn đánh giá nước mắm truyền thống, nước mắm công nghiệp.

Chính sách bảo mật

Mọi thông tin cá nhân, IP, Cookies đều được bảo mật và không cung cấp cho bên thứ 3 tại website Đánh Giá Nước Mắm.

Website không chịu trách nhiệm về những hành vi nằm ngoài kiểm soát của BQT website Đánh Giá Nước Mắm

Điện thoại: 0903.15.57.43

Email: [email protected]

© Copyright 2018 · Bản quyền thuộc về Đánh Giá Nước Mắm · Được tạo bởi Wordpress tại Genesis
Mọi ý kiến đóng góp vui cũng như về bản quyền vui lòng liên hệ qua Email: [email protected]
Loading...