Cho trẻ em ăn mặn có tốt không và giải pháp giảm tiêu thụ muối

Trẻ em ăn mặn có tốt không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi theo quan niệm để trẻ ăn ngon thì thức ăn phải được nêm nếm đậm đà, vừa miệng. Song trên thực tế, việc cho trẻ ăn mặn sớm liệu có làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn vấn đề này, đồng thời gợi ý giải pháp giúp trẻ giảm tiêu thụ muối hiệu quả.

1. Phụ huynh cho trẻ em ăn mặn có tốt không?

Mặc dù thêm gia vị vào món ăn sẽ góp phần kích thích vị giác giúp ăn ngon miệng hơn, nhưng nhu cầu tiêu thụ gia vị của trẻ em ít hơn rất nhiều so với người lớn. Hơn thế nữa, bên trong các loại thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày cũng đã có sẵn lượng muối nhất định. Vì thế, nếu thêm muối vào bột, cháo có thể khiến cơ thể quá tải và không thể lọc lượng muối dư thừa hiệu quả, gây tổn thương đến các cơ quan.

Chính vì thế, với thắc mắc trẻ em ăn mặn có tốt không – câu trả lời là KHÔNG. Tốt nhất, để bảo vệ sức khỏe của con, bố mẹ hãy nêm nếm, bổ sung muối cho trẻ phù hợp ở mỗi giai đoạn tuổi theo nhu cầu khuyến nghị Natri của Viện Dinh dưỡng/ Bộ Y tế:

Nhóm tuổiMục tiêu chế độ ăn
Natri (mg/ngày)Muối (g/ngày)
0 – 5 tháng1000,3
6 – 11 tháng6001,5
1 – 2 tuổi<9002,3
3 – 5 tuổi<11002,8g
6 – 7 tuổi<13003,3
8 – 9 tuổi<16004g
10 – 11 tuổi<19004,8
Nhóm sau 11 tuổi<2000<5g

cho trẻ ăn mặn có tốt không

Nhiều nghiên cứu cho biết, trẻ ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm có thể gây tổn thương não bộ.

2. Tác hại nguy hiểm khi cho trẻ ăn mặn sớm 

Có thể thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ cần một lượng muối rất ít trong chế độ ăn uống. Do đó, việc cho trẻ ăn mặn sớm và thường xuyên, về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ khiến trẻ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe:

2.1 Thiếu canxi ở trẻ

Ít người biết rằng, ăn mặn chính là nguyên nhân gây thiếu canxi và làm suy yếu chất lượng xương, gây nên chứng còi xương, thấp còi ở trẻ khi trưởng thành. Theo đó, càng ăn mặn, trẻ sẽ càng khát và uống nước nhiều, dẫn tới đi tiểu cũng nhiều hơn để thải bớt lượng muối ra ngoài. Song quá trình này cũng thải luôn cả các ion quan trọng khác, trong đó có canxi.

trẻ em ăn mặn có tốt không

Bé có nguy cơ thiếu Canxi, kém phát triển chiều cao do lượng Natri dư thừa sẽ làm tăng nguy cơ đào thải Canxi ra ngoài theo nước tiểu.

2.2 Tăng huyết áp

Trẻ em ăn mặn có tốt không? Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ tiêu thụ nhiều muối ngay từ nhỏ có xu hướng tăng huyết áp cao hơn so với trẻ có chế độ ăn bình thường. Bởi thành phần chính của muối ăn là Natri, vì thế khi cơ thể hấp thu nhiều muối đồng nghĩa lượng Natri trong máu cũng tăng lên và phá hủy sự cân bằng của Natri & Kali, từ đó làm giảm khả năng lọc nước của thận khiến huyết áp tăng cao.

Các cách phòng ngừa cao huyết áp thực hiện càng sớm càng tốt

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Đáng lo ngại, căn bệnh này diễn biến âm thầm và ngày càng trẻ hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm…

2.3 Trẻ biếng ăn và mệt mỏi hơn

Mất cân bằng nước trong cơ thể do dư thừa Natri là yếu tố khiến trẻ biếng ăn và mệt mỏi nhiều hơn. Nhất là trẻ dưới 1 tuổi chức năng thận còn khá non nớt và chỉ có độ lọc bằng ⅓ người lớn, nếu bạn bù thêm muối sẽ tạo áp lực lên thận và khó xử lý được lượng Natri thừa.

2.4 Cho trẻ ăn mặn sớm có thể khiến trẻ ăn nhiều muối hơn khi trưởng thành

Muối đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thiếu muối là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, giảm thính lực… Tuy nhiên, vị giác của trẻ rất nhạy, nếu bạn cho bé ăn thêm muối từ sớm sẽ khiến trẻ hình thành thói quen ăn mặn nhiều hơn khi lớn lên, gây ảnh hưởng đến chức năng thận và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư, suy thận, đột quỵ trong tương lai.

cho trẻ ăn mặn sớm

Nhiều bố mẹ thắc mắc trẻ em ăn mặn có tốt không? Chế độ ăn nhiều muối không chỉ ảnh hưởng đến sở thích về khẩu vị của trẻ, mà còn làm ảnh hưởng tới những phản ứng sinh hóa trong cơ thể gây rối loạn điện giải, rối loạn chất…

3. Một số giải pháp ngăn ngừa tình trạng ăn mặn ở trẻ 

Tác động của chế độ ăn nhiều muối khó nhận thấy ngay lập tức mà cần theo dõi trong một thời gian. Nếu nhận thấy trẻ có dấu hiệu ăn mặn quá mức như: Khát nước nhiều hơn bình thường, da có kết cấu nhão hoặc mịn như nhung, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho trẻ càng sớm càng tốt, bằng cách:

3.1 Xây dựng chế độ ăn giảm muối cho bé

Song song với việc cung cấp đủ dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ, bố mẹ cần chú ý giảm muối trong chế độ ăn để tránh tình trạng trẻ tiêu thụ hàm lượng Natri vượt mức cần thiết:

  • Nêm nếm thức ăn nhạt hơn so với cảm nhận vị mặn của người lớn, ăn thấy nhạt một chút là vừa cho trẻ.
  • Chủ động nấu ăn tại nhà nhiều hơn và khi chế biến mẹ chỉ cần giữ nguyên các hương vị có sẵn của món ăn. Bởi lượng muối ở trong các thực phẩm tự nhiên như gạo, ngô, thịt… đã có hàm lượng Natri nhất định đủ cho nhu cầu của trẻ.
  • Có thể cho một lượng phô mai phù hợp vào bát bột/cháo của trẻ giúp món ăn thơm ngon, ngậy mà không quá mặn.
Cách xây dựng chế độ ăn ít muối giúp bảo vệ sức khỏe

Tiêu thụ quá nhiều muối là nguyên nhân dẫn đến gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp. Ăn mặn từ lâu đã là thói quen của không ít người Việt, thế nhưng hiện nay, nhiều người đã có ý thức hơn trong việc bảo…

3.2 Kiểm tra thành phần Natri của thực phẩm trước khi mua

Để tránh cho trẻ ăn mặn sớm, bố mẹ nên có thói quen kiểm tra hàm lượng Natri trong các loại thực phẩm thường mua, ví dụ thực phẩm chứa nhiều hơn 0,6g Natri mỗi 100g được coi là có nồng độ muối cao. Ngoài ra, bạn có thể ước tính lượng muối bằng cách quy đổi thông qua hàm lượng Natri, cứ mỗi 1g Natri trong 100g thức ăn sẽ tương ứng với 2,5g muối.

cho trẻ ăn mặn sớm có tốt không

Với các thực phẩm chế biến sẵn, bạn có thể tham khảo lượng muối nạp vào cơ thể trẻ dựa trên nhãn dinh dưỡng (Nutrition labelling) in trên bao bì.

3.3 Không cho bé ăn các loại đồ ăn vặt chứa nhiều muối (khoai tây chiên, bánh quy) 

Việc trẻ ăn các loại đồ ăn nhẹ, đồ ăn vặt giữa các bữa chính sẽ giúp cung cấp một lượng calo khá lớn (có thể chiếm đến 1/3 lượng calo được nạp vào mỗi ngày). Tuy nhiên, bố mẹ nên khuyến khích trẻ ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe ví dụ như trái cây, bánh mì hay bánh quy… thay vì sử dụng snack, khoai tây chiên, hamburger…

3.4 Ưu tiên sử dụng gia vị giảm mặn 

Nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng hơn nhưng vẫn giảm hấp thu muối vào cơ thể, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại gia vị giảm mặn khi chế biến món ăn. Điển hình như nước mắm giảm mặn hiện đang là xu hướng được nhiều phụ huynh lựa chọn cho bé. Với công thức giảm mặn đặc biệt, rút đi bớt muối so với nước mắm cốt, song nước mắm giảm mặn vẫn mang lại hương vị đậm đà, hậu ngọt nơi đầu lưỡi, giúp bé vừa được ăn ngon, vừa ngăn ngừa tác hại của ăn mặn gây ra.

có nên cho trẻ ăn mặn sớm

Bên cạnh trang trí khẩu phần ăn bắt mắt, mẹ cũng cần chú ý việc nêm nếm gia vị để bảo vệ sức khỏe cho bé nhé

Với toàn bộ thông tin trên đây, chắc hẳn thắc mắc trẻ em ăn mặn có tốt không đã được giải đáp. Đồng thời, qua đó bố mẹ cũng biết được những tác hại của việc ăn mặn đến sức khỏe của trẻ, để biết cách thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hãy thường xuyên truy cập website để cập nhật những thông tin hữu ích chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé!

>>> Xem thêm: Tổng hợp những câu hỏi thường gặp về chế độ ăn mặn

Bài cùng chuyên mục