Cách muối cà pháo trắng tinh: Bí quyết nhỏ trong căn bếp Việt

Cách muối cà pháo rất đơn giản và dễ làm, tuy nhiên nếu bạn muối không cẩn thận thì cà pháo muối có thể sẽ bị thâm (không trắng) và thường có váng hoặc là không được giòn hoặc là bị chua quá dẫn đến khó ăn hoặc ăn không ngon.

Cách muối cà pháo ngon và giòn, mẹo muối cà pháo trắng tinh như các chị em nội trợ Việt sẽ được chúng tôi hướng dẫn một cách thật chi tiết trong bài viết này. Hy vọng với những nguyên liệu và cách làm vô cùng đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự muối cà tại nhà vừa đảm bảo vệ sinh vừa có được món ăn ngon cho cả gia đình.

cách làm muối cà pháo

Hướng dẫn cách muối cà pháo chuẩn vị Việt

1. Nguyên vật liệu cần chuẩn bị, bao gồm

  • Cà pháo: 1kg (bạn nên chọn những trái cà pháo còn tươi, có kích thước đều nhau. Đừng chọn trái quá non mà cũng đừng chọn trái quá già).
  • Ớt: 10 trái
  • Riềng (nếu bạn không có riềng thì có thể thay chúng bằng 1 củ gừng)
  • Tỏi: 2 củ
  • Muối, đường và giấm ăn (nếu có)
  • 1 hũ thủy tinh (hoặc dùng hũ sành, sứ)

2. Cách sơ chế nguyên liệu:

  • Để chuẩn bị cho cách muối cà pháo này, bạn phải đem phơi nắng cho đến khi nào hơi héo đi là được (thời gian phơi khoảng 2h đồng hồ). Cà pháo làm sạch, cắt bỏ cuống (không nên cắt quá sát), ngâm cà pháo vào nước muối pha loãng khoảng 15 – 20 phút cho cà loại bỏ hết nhựa độc. Rửa sạch cà pháo dưới nước lạnh, vớt ra rổ, để ráo.
  • Ớt rửa sạch, cắt cuống, xắt lát nhỏ.
  • Riềng thái lát mỏng hoặc thái chỉ cũng đều được và lưu ý đập dập ra trước khi mang muối với cà (Gừng cạo vỏ, rửa thật sạch và thái sợi chỉ mỏng).
  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, đập dập và băm nhỏ.

3. Tiến hành thực hiện

Bước 1: Làm nước để muối cà pháo

Với cách muối cà pháo này, bạn lấy khoảng 1 lít nước đem đun sôi, cho thêm 3 muỗng muối, 1 muỗng đường vào, khuấy đều. Khi nước sôi, tắt bếp và để nguội.

Bước 2: Chuẩn bị hũ để muối cà pháo

Hũ thủy tinh (hoặc hũ sành, sứ) đem rửa sạch, để ráo nước. Rắc một lớp muối mỏng dưới đáy hũ. Tiếp theo, cho tỏi đã đập dập, băm nhỏ lên phía trên lớp muối (nhớ chú ý rải đều) rồi xếp cà pháo lên trên sao cho kín hết bề mặt. Cho thêm vài lát ớt lên phía trên, cứ như vậy làm tiếp tục theo từng lớp cho đến khi hết cà thì thôi.

Bước 3: Muối cà pháo

Đổ hết nước dùng đã chuẩn bị để muối cà pháo vào (bạn nhớ chú ý đổ nước sao cho ngập hết cà pháo). Cho thêm 1 muỗng muối, ớt xắt nhỏ, riềng (gừng) đã thái chỉ lên trên (giữ nguyên lớp muối ở trên, không khuấy tan hết muối).

muối cà pháo

Nước mắm Nam Ngư được các chị em nội trợ tin dùng để làm món cà pháo muối

Đây là một mẹo nhỏ giúp điều chỉnh nước muối cà pháo, để tránh trường hợp nước muối không đủ độ mặn cần thiết). Bước này rất quan trọng các bạn nhớ chú ý kỹ. Vì nếu nước muối không có đủ độ mặn, cà pháo sẽ không được giòn nhưng nếu nước muối cà quá mặn thì cà pháo dễ bị thâm đen và khi ăn sẽ rất mặn, không ngon,

Sau cùng, dùng túi nilon chứa căng nước hoặc đĩa nhỏ đè lên trên cà pháo để ép cà xuống, tránh trường hợp cà nổi lên khỏi mặt nước.

Thời gian muối cà từ 2 – 3 ngày là được. Để dùng cà pháo một cách an toàn, bạn không nên muối quá nhiều, hãy muối cà với lượng vừa đủ, ăn hết rồi lại làm. Khi thấy nước muối cà nổi váng trắng thì tốt nhất là đem đổ bỏ, không nên tiếp tục sử dụng vì lúc này, cà pháo đã bị nhiễm độc.

4. Một số lưu ý trong quá trình thực hiện muối cà pháo

  • Cà muối xong đạt chuẩn phải có màu trắng và không bị thâm đen. Khi ăn vào, cà không bị quá mặn, hoặc dai. Ngon nhất là cà có màu trắng, bóng, có độ giòn, thơm và có vị cay nồng nhẹ.
  • Các chị em nội trợ Việt thường sử dụng nước mắm Nam Ngư để muối cà pháo. Đây là sự lựa chọn “an toàn” cả về chất lượng lẫn hương vị mà bạn nên sử dụng.

Bật mí thêm cho bạn để bữa ăn của bạn trở nên hấp dẫn hơn thì canh cua rau đay ăn kèm với thịt luộc và cà pháo chấm mắm tôm chính là lựa chọn hoàn hảo. Đây là món ăn đơn giản và dân dã nhưng lại vô cùng hấp dẫn và “bén cơm” vô cùng. Vậy nên, chúng ta hãy cùng bắt tay với cách muối cà pháo ngon tại nhà theo hướng dẫn như trên ngay thôi.

>>> Xem thêm:

Bài cùng chuyên mục