Từ lâu, nước mắm đã là một phần không thể thiếu trong bữa cơm Việt. Nhiều người nghĩ rằng, cứ là nước mắm thì sẽ có nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống. Liệu cách hiểu này có chính xác? Cùng tìm hiểu thêm thông tin với bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Nước mắm truyền thống, nước mắm công nghiệp là gì?
Nước mắm truyền thống theo nhiều người hiểu là loại nước mắm được rỉ ra sau khi đã ủ chượp từ cá và muối trong thùng gỗ với thời gian từ 9-24 tháng. Đây là loại nước mắm cốt được sản xuất thủ công, chỉ có thành phần cá – muối và không có sự can thiệp của bất kỳ loại phụ gia, hương liệu nào. Loại cá được sử dụng làm nước mắm là các loại cá biển, chủ yếu là cá mòi, cá nục, nhưng phổ biến nhất là cá cơm.
Nước mắm công nghiệp được hiểu là loại nước mắm sản xuất theo quy trình công nghiệp, tức là đưa nước mắm cốt vào dây chuyền sản xuất hiện đại ở quy mô lớn để khử trùng, chế biến và tinh chỉnh mùi vị để cho ra thành phẩm nước mắm phù hợp với đại đa số người tiêu dùng, đáp ứng số lượng lớn cho thị trường.
Tuy nhiên bạn có biết, theo thông tin của Bộ NN & PTNT không tồn tại khái niệm nước mắm công nghiệp hay nước mắm truyền thống.
Thuật ngữ nước mắm công nghiệp hay truyền thống là cách hiểu của dân gian để phân biệt phương thức sản xuất, chứ thực chất không phải là tên sản phẩm thương mại được lưu hành. Thực tế trên thị trường chỉ tồn tại 2 loại sản phẩm là nước mắm cốt nguyên chất và nước mắm được chế biến từ nước mắm nguyên chất. Để lưu thông trên thị trường thì 2 loại nước mắm này phải đạt đầy đủ tiêu chí nhất định.
Nước mắm công nghiệp hay truyền thống là do cách gọi phân biệt theo phương thức sản xuất.
Bài viết tham khảo: > Nước mắm là gì, nguồn gốc từ đâu - Bạn đã biết? > Quy trình sản xuất nước mắm trải qua mấy bước? > Nước mắm nào tốt cho sức khỏe người tiêu dùng?
2. Phân biệt nước mắm chế biến công nghiệp và nước mắm cốt truyền thống
Dưới đây là sự khác nhau giữa nước mắm đã qua pha chế và nước mắm cốt truyền thống.
2.1. Dựa vào màu sắc và mùi vị
- Nước mắm chế biến: Sản phẩm có màu hổ phách đặc trưng của nước mắm cốt nhưng nhạt hơn, giữ màu sắc trong suốt một thời gian dài. Ngoài ra, sản phẩm còn có mùi hấp dẫn, không có mùi quá nồng hoặc bốc mùi khó chịu khi kho, nấu. Đặc biệt thời gian gần đây, một số sản phẩm nước mắm sản xuất theo dây chuyền công nghiệp còn gia giảm vị mặn, rút bớt muối so với nước mắm cốt nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, mang đến vị mặn ngọt hài hòa cho bữa ăn trọn vẹn.
- Nước mắm cốt: Sản phẩm có màu nâu vàng hoặc nâu cánh gián, khi để lâu có thể bị chuyển sang màu đen sẫm (do hiện tượng oxy hóa tự nhiên). Nước mắm được sản xuất theo phương pháp truyền thống thơm mùi tự nhiên của cá biển, tuy nhiên một số sản phẩm được người dùng nhận xét nặng mùi do phương pháp muối đánh khuấy (cho quá nhiều muối và nguồn cá không được tươi). Dòng sản phẩm này có vị mặn đậm đà, đôi khi khá gắt, cần pha loãng để dùng.
>> Mách bạn các cách khử mùi nước mắm đơn giản TẠI ĐÂY.
Theo xu hướng hiện nay, người tiêu dùng ưa chuộng loại nước mắm được ủ chượp và sản xuất theo quy trình hiện đại, ứng dụng công thức giảm mặn – ít muối để tốt cho sức khỏe.
Thói quen ăn mặn - bữa cơm luôn phải kèm theo một bát nước mắm từ lâu đã xuất hiện trong các bữa cơm gia đình Việt. Thế nhưng, nhiều chị em nội trợ hiện đại ngày nay đã có ý thức hơn về vấn đề ăn mặn và biết…
2.2. Dựa vào độ đạm
Độ đạm của nước mắm là hàm lượng đạm hữu cơ như axit amin, peptide, protein chứa trong nước mắm. Nhiều người lầm tưởng rằng, nước mắm càng cao đạm càng ngon, nhưng trên thực tế, vị ngon của nước mắm lại không hề phụ thuộc vào yếu tố này.
- Nước mắm chế biến: Sản phẩm có độ đạm đa dạng, từ khoảng 10gN/l đến cao hơn 40gN/l, tùy theo công thức chế biến của nước mắm.
- Nước mắm cốt: Độ đạm trung bình từ 25 – 40gN/l (thực tế có thể dao động đôi chút tùy theo điều kiện cụ thể).
2.3. Dựa vào giá thành
- Nước mắm chế biến: Giá thành đa dạng từ bình dân tới cao cấp. Nước mắm thông thường có giá khoảng 50.000 – 70.000 đồng/L, trong khi các dòng nước mắm cao cấp hơn có giá từ 100.000 – 200.000 đồng/L.
- Nước mắm cốt: Nước mắm cốt có giá thành phụ thuộc vào chất lượng, thời gian ủ chượp,… từ 100,000 tới 200,000 đồng/ lít. Một số loại nước mắm được sản xuất tỉ mỉ hơn sẽ có giá thành cao hơn nữa.
3. Người tiêu dùng nên chọn loại nước mắm nào?
Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích cá nhân của gia đình về hương vị và cách sử dụng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là phải lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất là sản phẩm thuộc các thương hiệu lớn, được bán rộng rãi trên thị trường.
Việc lựa chọn nước mắm có lợi cho sức khỏe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên vấn đề cốt lõi trong việc lựa chọn nước mắm ngon chính là độ đạm có trong nước mắm Khoa học đang ngày một phát triển hơn, đời sống của người dân…
Đối với các sản phẩm nước mắm sản xuất công nghiệp thuộc thương hiệu lớn, tất cả nguyên liệu đều phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế quy định. Hơn nữa, các sản phẩm này cũng đã được cơ quan chức năng kiểm định, có đăng ký thương hiệu mới được cấp phép tiêu thụ trên thị trường. Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể an tâm khi sử dụng. Đặc điểm của những sản phẩm này là: có dán nhãn mác và ghi rõ thông tin về thành phần, nơi sản xuất, thời hạn sử dụng và bảo quản.
Riêng đối với nước mắm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng phải hết sức cẩn trọng để nhận ra. Chúng thường được sản xuất tại các cơ sở tự phát, không được dán nhãn mác rõ ràng, không đảm bảo về chất lượng, có nguy cơ gây đe dọa cho sức khỏe người dùng.
Đừng bỏ lỡ: > Cách nhận biết nước mắm giả, kém chất lượng > Cẩn thận với nước mắm hóa chất gây hại sức khỏe > Điểm danh các loại nước mắm được ưa chuộng hiện nay
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc có thể hiểu rõ nước mắm công nghiệp và nước mắm truyền thống không phải là tên thương mại, trên thị trường chỉ có nước mắm cốt và nước mắm đã qua chế biến thôi nhé! Hãy là người tiêu dùng thông minh lựa chọn những loại nước mắm có thương hiệu, xuất xứ rõ ràng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
>>> Nguồn tham khảo: